Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn do nguyên nhân nào? Lưu ý cho các mẹ bầu

Chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời là một trong những điều hạnh phúc nhất mà các ông bố bà mẹ mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất. Vào tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất lo lắng bởi họ không biết thời điểm chính xác mà em bé sẽ ra đời.

Vấn đề thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn gây ra nhiều lo lắng cho mẹ bầu, vì nếu đây không phải là dấu hiệu chuyển dạ thì đó hoàn toàn là điều bất thường. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì bài viết dưới đây hứa hẹn sẽ gửi đến bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nguyên nhân thai phụ tuần 39 bị đau bụng dưới

Phụ nữ mang thai thường bị đau bụng dưới ở tuần thứ 39 do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là sự báo hiệu phản ánh tình trạng của thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số nguyên nhân thông thường khác có thể kể đến như:

  • Các cơn gò tử cung: Còn có tên gọi là cơn gò sinh lý Braton Hicks biểu hiện là những cơn co thắt nhẹ trong khoảng 1 giờ rồi mất đi, không kéo dài và không gia tăng độ đau. Cơn gò này không xuất hiện thường xuyên và không theo chu kỳ. Phụ nữ mang bầu ở tháng cuối với số lần xuất hiện có thể tăng nhiều hơn khoảng vài ba lần trong một ngày. Đây là cơn đau đẻ giả để thai phụ làm quen với chuyển dạ sắp tới.
  • Vỡ tử cung: Bình thường, nhau thai sẽ bám chặt vào thành tử cung để bao bọc và bảo vệ em bé. Tuy nhiên, nếu cơn chuyển dạ chưa xảy đến mà nhau thai bị bong tách khỏi tử cung thì đó là tình trạng bong nhau non. Dấu hiệu nhận biết là đau bụng dưới, đau lưng, tử cung co thắt, xuất huyết âm đạo, tử cung bị co thắt mạnh, Đây là trường hợp khẩn, bà bầu cần cấp cứu kịp thời tránh đe dọa tính mạng của mẹ và em bé.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu mẹ mang thai tuần 39 đau bụng dưới từng cơn có các dấu hiệu khác như đi tiểu đau buốt, tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu ít và có mùi lạ chứng tỏ mẹ đã không may bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ở mức độ nhẹ sẽ không bị ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu thai phụ không tìm đến bác sĩ kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. 

Nguyên nhân đau bụng dưới thai 39 tuần

Phụ nữ mang thai bị đau bụng dưới ở tuần thứ 39 do nhiều nguyên nhân khác nhau

 

Nguyên nhân khác có thể thấy như: 

  • Mẹ quá lo lắng và căng thẳng vì sắp đến ngày sinh em bé;
  • Thai nhi lớn chèn ép lên xương chậu và làm dây chằng giãn ra;
  • Mẹ vận động mạnh như mang vác đồ nặng, đi bộ quá lâu,…
  • Chế độ ngủ nghỉ không hợp lý như dậy sớm, thức khuya, ngủ không đủ giấc;
  • Mẹ gặp các vấn đề táo bón như đầy bụng, viêm đường ruột, khó tiêu;
  • Mang đồ áo bó sát, chật chội gây chèn ép xuống vùng bụng.

Dấu hiệu chuyển dạ tuần thai thứ 39

Trước khi dấu hiệu chuyển dạ xảy ra, mẹ bầu ở tuần thứ 39 có thể xuất hiện một số dấu hiệu tiền chuyển dạ trước đó hoặc một vài tuần với các dấu hiệu như: 

  • Dịch âm đạo nhiều do nút nhầy tử cung đã bong ra để thai nhi thuận lợi chào đời.
  • Bụng tụt xuống thấp hơn vì thai nhi di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị cho sự chào đời.
  • Đi tiểu nhiều hơn do tử cung hạ thấp xuống khiến bàng quang và cổ tử cung chịu được áp lực lớn khiến cơn buồn tiểu xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Đau khớp vùng xương chậu do xương chậu mở rộng và linh hoạt hơn để sẵn sàng cho lần chuyển dạ thật sự sắp tới.
  • Tiêu chảy, nôn mửa do hormone thay đổi trước khi chuyển dạ khiến cho đường ruột bị kích thích thường xuyên.
  • Giảm cân hoặc ngừng tăng cân do lượng nước ối giảm đi.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vì bị đi tiểu đêm nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sự thay đổi nội tiết tố trước khi sinh nở.
  • Đau lưng thường xuyên, chuột rút do xương chậu bị căng, tình trạng này phổ biến hơn ở các mẹ bầu sinh con so.

Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn

Phụ nữ mang thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn

Mẹ cần làm gì khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ?

Thực tế ngày dự sinh chỉ là dự kiến của bác sĩ, tuy nhiên một số trường hợp sẽ không đúng như dự kiến. Vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh em bé, mẹ nên giữ bình tĩnh, không quá lo lắng và nên thực hiện một vài điều cơ bản sau:

  • Cần đi khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi và biết chính xác đã đến lúc nhập viện hay chưa. Khi đó, bạn được các bác sĩ và người hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị các vật dụng và giấy tờ mang theo, dặn dò thêm biểu hiện sắp chuyển dạ cần nhập viện.
  • Nên làm quen với các cơn đau: Mọi cơn gò chuyển dạ đều gây ra sự đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò này chính là sự báo hiệu tích cực, vì sau mỗi lần co thắt thì thời điểm chào đời của con càng gần hơn.
  • Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể bằng cách thở nhẹ và chậm hơn, điều này giúp bạn giảm được lo âu và sự đau đớn.

Mẹ nên khám thai định kỳ để theo dõi thời điểm nhập viện

Mẹ nên khám thai định kỳ để theo dõi thời điểm nhập viện

Lưu ý cho mẹ bầu khi đau bụng dưới cuối thai kỳ

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới ở tuần thứ 39, cần theo dõi các cơn đau, nếu thấy bất thường, cần đi khám, tìm hiểu nguyên nhân và được bác sĩ chỉ định thăm khám thích hợp. Ở giai đoạn này mẹ thường cảm thấy lo lắng và dễ bị trầm cảm, sức đề kháng suy giảm trầm trọng.

Cần bổ sung các loại thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chấ,t… Thực phẩm cần được chế biến dễ tiêu và nên luyện tập một số bài tập bổ trợ nhằm tăng cường sức khỏe cho mẹ.

Mang thai tháng cuối, mẹ bầu nên hạn chế tình dục vì rất có thể khiến thai phụ bị sinh non. Chú ý việc di chuyển tháng cuối thai kỳ, bởi bụng mỗi ngày một lớn, thai phụ sẽ khó có thể giữ được trạng thái thăng bằng.

Bà bầu mang thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn là dấu hiệu của sự chuyển cũng chính là thời điểm em bé chào đời sắp đến gần. Khi đến tuần thai thứ 39, mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng về cả tâm lý, giấy tờ, tư trang,... vì có thể sẽ vượt cạn bất cứ lúc nào. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, mẹ bầu hiểu rõ hơn về sự đau bụng dưới từng cơn khi thai 39 tuần. Nếu có dấu hiệu này, hãy lập tức đến bệnh viện để đảm bảo an toàn nhé.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo