Nấm mông chàm hóa chữa thế nào? Cần kiêng gì khi điều trị?

Bệnh nấm mông chàm hóa là một trong những giai đoạn quan trọng của bệnh nấm da. Khi nấm da diễn biến đến giai đoạn này, vùng da nhiễm bệnh sẽ xuất hiện thâm nhiễm, trở nên cứng cộm kèm theo biểu hiện ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bệnh không được điều trị và chăm sóc cẩn thận sẽ khiến nguy cơ nhiễm trùng da tăng cao.

Bệnh nấm mông chàm hóa là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa nấm mông chàm hóa, bạn cũng cần biết bệnh nấm mông chàm hóa là gì và có những triệu chứng nào để nhận biết bệnh từ sớm, tăng khả năng điều trị thành công. Bệnh nấm mông là bệnh da liễu khi vùng da bị tổn thương do vi nấm tấn công. Nếu không điều trị kịp thời bệnh tình có thể chuyển biến nặng và nghiêm trọng hơn, chuyển sang giai đoạn viêm da nhiễm khuẩn hoặc chàm hóa, đây gọi là nấm mông chàm hóa. 

Nấm mông chàm hóa chữa thế nào? Cần kiêng gì khi điều trị? 1
Nấm mông chàm hóa khiến người bệnh thường xuyên ngứa ngáy khó chịu

Tình trạng nấm mông chàm hóa gây nên những tổn thương trên da gần như tương tự với bệnh chàm. Khi mắc bệnh bạn có thể nhận thấy trên da xuất hiện nhiều mảng màu đỏ kích thước khác nhau, có thể có vảy trắng bong nhẹ trên da hoặc nặng hơn và chuyển sang tổn thương dạng liken hóa.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh nấm mông chàm hóa bao gồm:

  • Tổn thương da khiến da có màu hồng hoặc sẫm màu hơn những vùng da bên cạnh.
  • Trên da xuất hiện những tổn thương dạng vòng cung, hình tròn hoặc hình đồng xu, xung quanh nổi bờ rõ ràng, có thể kèm theo mụn nước li ti.
  • Bề mặt da sần sùi, thô ráp.
  • Một số triệu chứng đi kèm khác như ngứa ngáy dai dẳng không khỏi, chảy dịch hoặc đóng vảy.

Phương pháp điều trị nấm mông chàm hóa

Đối với bệnh nấm da chàm hóa hay nấm mông chàm hóa, phương pháp điều trị thích hợp nhất là điều trị bảo tồn. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày, vệ sinh vùng da bị bệnh cẩn thận, thường xuyên tẩy tế bào chết và thúc đẩy phục hồi những tổn thương trên làn da.

Theo các bác sĩ da liễu cho biết, thuốc dùng để điều trị bệnh nấm mông chàm hóa gồm có 2 dạng thuốc chính là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Nếu vùng da bị tổn thương kích thước nhỏ, bác sĩ thường kê đơn thuốc bôi cho bệnh nhân để giảm triệu chứng ngứa ngáy, đồng thời cải thiện tình trạng tổn thương ở da. Ngược lại, với những trường hợp bệnh nhân có vùng tổn thương da lan rộng, phạm vi lớn hơn cần kết hợp cả 2 loại thuốc là thuốc uống và cả thuốc bôi để đem lại hiệu quả toàn diện hơn.

Các loại thuốc thường được dùng để chữa nấm mông chàm hóa do nấm bao gồm:

Thuốc chống nấm đường uống: Các loại thuốc này thường thuộc các nhóm thuốc như Itraconazole, Ketoconazole, Griseofulvin,... Những loại thuốc này có công dụng ứng chế vi nấm phát triển làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định với những đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị suy thận hoặc suy giảm chức năng gan/thận,... 

Nấm mông chàm hóa chữa thế nào? Cần kiêng gì khi điều trị? 2
Thuốc chống nấm dạng uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong

Thuốc bôi chống nấm: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dạng bôi có công dụng chống nấm, diệt nấm, hỗ trợ điều trị nấm mông chàm hóa hiệu quả. Những loại thuốc bôi sử dụng phổ biến gồm cồn thuốc chữa hắc lào lang ben Hadiphar, thuốc kem Tinecol Deltapham trị hắc lào,...

Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này được dùng để giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân bị, từ đó hạn chế tổn thương, trầy xước trên da. Khi dùng thuốc kháng histamin H1 người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, kém tập trung,... dó đó bác sĩ thường kê đơn loại thuốc này uống vào buổi tối.

Dung dịch ASA: Đây là loại dung dịch bôi trên bề mặt da có công dụng làm sạch da và kháng khuẩn, kháng vi nấm. Thuốc thường dùng cho vùng da bị tổn thương, giúp da thông thoáng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Loại dung dịch ASA thường dùng hiện nay có thể kể đến dung dịch ASA Nam Việt trị hắc lào, nấm da, dung dịch ASA Hóa Dược trị nấm, hắc lào, lang ben,...

Thuốc Tây y tuy có hiệu quả điều trị nhanh chóng, tiện lợi nhưng người bệnh nấm mông chàm hóa tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà mà không có sự tư vấn, hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ. Ngay khi phát hiện dấu hiệu nấm mông chàm hóa, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, đồng thời tiến hành điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ.

Bị nấm mông chàm hóa cần kiêng gì?

Những bệnh da liễu do vi nấm gây nên rất dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm và phòng ngừa cẩn thận. Trong quá trình chữa trị nấm mông chàm hóa, ngoài việc dùng thuốc đúng giờ, đúng liều và đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh còn cần có phương pháp chăm sóc, giữ gìn vùng da tổn thương phù hợp. Khi điều trị nấm mông chàm hóa cần lưu ý những điều sau:

  • Vệ sinh vùng da bị nấm mông chàm hóa bằng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ, không nên làm sạch bằng những sản phẩm có chứa nhiều hóa chất khiến da ngày một nhạy cảm hơn.
  • Luôn giữ vùng da bị nấm mông chàm hóa khô thoáng, tránh ẩm ướt.
  • Không nên gãi lên vùng da nhiễm bệnh vì có thể làm da bị trầy xước tạo điều kiện cho nấm xâm nhập, lây lan rộng hơn. Thay vào đó bạn có thể dùng các loại thuốc bôi giảm ngứa hoặc ngâm mình với nước ấm để giảm cảm giác khó chịu.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, khô thoáng.
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng và đồ uống có chứa cồn trong suốt thời gian điều trị bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da đổ nhiều mồ hôi.
  • Khi đổ nhiều mồ hôi cần thay quần áo khô thoáng hơn, tránh tuyệt đối mặc quần áo ẩm ướt không tốt cho việc chữa trị nấm mông chàm hóa. 
Nấm mông chàm hóa chữa thế nào? Cần kiêng gì khi điều trị? 3
Người bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh vi nấm phát triển

Bệnh nấm mông chàm hóa rất dễ tái phát nên khi đã điều trị khỏi người bệnh vẫn nên tiếp tục duy trì những thói quen tốt để đề phòng bệnh quay trở lại. Khi bị nấm mông chàm hóa bạn cũng không nên tự ý điều trị tại nhà, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn chữa dứt điểm bệnh lý này. 



Chat with Zalo