
Thuốc Remeron 30mg MSD điều trị trầm cảm nặng (1 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 1 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Mirtazapine
Thương hiệu
MSD - NHÃN KHÁC
Xuất xứ
Hà Lan
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-13787-11
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Remeron 30 mg là một sản phẩm của Công ty Merck Sharp & Dohme Ltd., thành phần chính là mirtazapine. Thuốc được dùng để điều trị các đợt của trầm cảm nặng.
Thuốc Remeron 30 mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim hình bầu dục, hai mặt lồi, màu nâu đỏ, có vạch và có chữ 'Organon hoặc MSD' ở một mặt và mã (TZ/5) ở mặt kia, viên thuốc có thể chia đôi thành hai nửa bằng nhau; đóng gói theo quy cách hộp 1 vỉ x 10 viên.
Cách dùng
Thời gian bán thải của mirtazapine là 20 - 40 giờ và do đó Remeron thích hợp để uống 1 lần/ngày. Tốt nhất nên uống một liều duy nhất vào ban đêm trước khi đi ngủ. Cũng có thể chia Remeron thành hai liều nhỏ (một liều buổi sáng và một liều buổi tối, liều cao hơn nên uống vào buổi tối).
Nên dùng viên thuốc bằng đường uống, với nước và nuốt mà không được nhai. Bệnh nhân trầm cảm nên được điều trị trong một đợt đầy đủ ít nhất là 6 tháng để đảm bảo không còn triệu chứng.
Nên ngừng điều trị mirtazapine từ từ để tránh hội chứng cai thuốc.
Bệnh nhân sử dụng dạng bào chế thích hợp với liều được chỉ định.
Liều dùng
Người lớn
Liều hàng ngày có hiệu quả thường khoảng 15 - 45 mg.
Liều khởi đầu là 15 - 30 mg.
Nhìn chung, mirtazapine bắt đầu phát huy tác dụng sau 1 - 2 tuần điều trị. Điều trị đủ liều sẽ tạo ra đáp ứng tích cực trong 2 - 4 tuần. Nếu chưa có đáp ứng đầy đủ, có thể tăng đến liều tối đa. Nếu vẫn không có đáp ứng trong 2 - 4 tuần tiếp theo, nên ngừng điều trị.
Người cao tuổi
Liều khuyến nghị giống liều cho người lớn. Trên bệnh nhân cao tuổi, phải theo dõi chặt chẽ khi tăng liều để có được đáp ứng an toàn và như mong muốn.
Trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi
Không nên dùng Remeron cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi do hiệu quả của thuốc chưa được chứng minh trong 2 nghiên cứu lâm sàng ngắn hạn và do các liên quan về độ an toàn của thuốc.
Suy thận
Độ thanh thải mirtazapine có thể giảm ở những bệnh nhân bị suy thận trung bình đến nặng (độ thanh thải creatinine < 40 ml/phút). Nên cân nhắc đến yếu tố đó khi kê đơn Remeron cho nhóm bệnh nhân này.
Suy gan
Sự thanh thải mirtazapine có thể giảm ở những bệnh nhân suy gan. Nên cân nhắc đến yếu tố đó khi kê đơn Remeron cho nhóm bệnh nhân này, đặc biệt là suy gan nặng do chưa có nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân này.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Kinh nghiệm hiện tại về quá liều khi dùng riêng Remeron cho thấy các triệu chứng thường nhẹ. Đã có báo cáo về ức chế hệ thần kinh trung ương với mất định hướng và an thần kéo dài, cùng với nhịp tim nhanh và tăng hoặc hạ huyết áp nhẹ.
Tuy nhiên, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng hơn (bao gồm tử vong) khi dùng những liều cao hơn rất nhiều, đặc biệt là quá liều nhiều thuốc cùng lúc. Trong những trường hợp này, cũng đã có báo cáo về khoảng QT kéo dài và xoắn đỉnh (Torsade de Pointes). Các trường hợp quá liều cần được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng thích hợp cho các chức năng sinh tồn. Cần thực hiện theo dõi điện tâm đồ. Cũng nên cân nhắc dùng than hoạt hoặc rửa dạ dày.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Thuốc Remeron, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng cân, tăng thèm ăn.
- Hệ tâm thần: Mơ bất thường, lú lẫn, lo âu, mất ngủ.
- Hệ thần kinh: Buồn ngủ, an thần, ngủ lịm, chóng mặt, nhức đầu, run.
- Mạch máu: Hạ huyết áp tư thế.
- Dạ dày – ruột: Khô miệng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn, táo bón.
- Hệ cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ, đau lưng.
- Toàn thân và tại chỗ: Phù ngoại vi, mệt mỏi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Hệ tâm thần: Ác mộng, hưng cảm, bồn chồn, rối loạn tâm thần vận động (chứng nằm ngồi không yên, tăng vận động).
- Hệ thần kinh: Dị cảm, chân không yên, ngất.
- Mạch máu: Hạ huyết áp.
- Dạ dày – ruột: Dị cảm ở miệng.
- Da và mô dưới da: Ngoại ban.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
- Hệ tâm thần: Hung hăng.
- Hệ thần kinh: Giật rung cơ.
- Dạ dày – ruột: Viêm tụy.
- Hệ gan mật: Tăng hoạt tính transaminase huyết thanh.
Không xác định tần suất
- Máu và hệ bạch huyết: Suy tủy xương (giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản giảm tiểu cầu), tăng bạch cầu ái toan.
- Hệ nội tiết: Tăng prolactin máu (và các triệu chứng liên quan như đa tiết sữa và vú to ở nam giới).
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm natri máu.
- Hệ tâm thần: Ý nghĩ tự tử, hành vi tự tử, chứng mộng du.
- Hệ thần kinh: Co giật (chấn thương), hội chứng serotonin, dị cảm ở miệng, chứng loạn vận ngôn.
- Dạ dày – ruột: Phù miệng, tăng tiết nước bọt.
- Da và mô dưới da: Hội chứng Stevens-Johnson, viêm da phỏng rộp, ban đỏ đa hình, hoại tử da độc tính.
- Hệ cơ xương và mô liên kết: Tiêu cơ vân.
- Thận và nước tiểu: Bí tiểu.
- Toàn thân và tại chỗ: Phù toàn thân, phù cục bộ.
- Xét nghiệm: Tăng creatinin kinase.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan







Tin tức











