Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không?

Đau vai gáy là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những đối tượng nhân viên văn phòng, người bước vào tuổi trung niên và người cao tuổi. Căn bệnh này tuy rất ít đe dọa đến sức khỏe nhưng có thể gây khó chịu, mệt mỏi, làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những phương pháp chữa đau vai gáy đó là sử dụng các bài thuốc Đông trị đau vai gáy được nhiều người áp dụng.

Bệnh đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy (chứng kiên tý) là hiện tượng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo đó là các hạn chế khi quay cổ hoặc quay đầu. Đối với đau vai gáy cổ thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Theo quan niệm của Đông Y thì đau vai gáy xảy ra do tấu lý sơ hở khiến thấp, hàn và phòng thừa cơ xâm nhập gây nên những tổn thương kinh lạc. Từ đó cản trở quá trình lưu thông khí huyết và gây đau nhức, ê mỏi, tê cứng vùng vai, cổ và gáy.

Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không? 1 Đau vai gáy thường liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy

Nguyên nhân bệnh đau cổ vai gáy

Vậy bệnh đau cổ vai gáy bắt nguồn từ đâu? Theo như nhiều nghiên cứu thì nó được chia làm 3 nhóm như sau:

Nguyên nhân cơ học

Một số nguyên nhân cơ học của bệnh đau cổ vai gáy:

  • Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu.
  • Cúi gập người trong một thời gian dài.
  • Dựa đầu vào ghế hoặc nằm nghiêng.
  • Thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi lâu trước quạt, mát lạnh, tắm đêm, dầm mưa sẽ dẫn đến rối loạn hệ thần kinh điều khiển.
  • Tập luyện thể dục với một cường độ cao hoặc khi tập luyện không đúng tư tế.
  • Do đặc thù công việc phải đứng hoặc ngồi lâu khiến máu khô lưu thông tại vùng cổ, bả vai,...
  • Chấn thương các mô mềm như cơ, gân, dây chằng.
Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không? 2 Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu

Nguyên nhân bệnh lý

Đau vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể và phổ biến như:

  • Rối loạn chức năng thần kinh.
  • Thoái hóa cột sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Vôi hóa cột sống.
  • Viêm bao khớp vai.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực.
  • Đau thắt ngực ổn định.
  • Đau vai gáy kèm theo đau đầu.
  • Ung thư đầu hoặc cổ.

Những nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân đau vai khác:

  • Càng lớn tuổi thì cơ thể bạn càng lão hóa và xương khớp cũng như các cơ quan bắt đầu thoái hóa và suy giảm chức năng.
  • Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt vào mùa lạnh thì vai gáy sẽ trở nên đau hơn do áp suất không khí giảm khiến mạch máu bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm.
  • Cơ thể nhiễm lạnh cũng tổn thương dây thần kinh và gây đau mỏi.
  • Chế độ ăn uống như thiếu hụt vitamin, khoáng chất làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi và gây đau cổ vai gáy.
Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không? 3 Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt vào mùa lạnh thì vai gáy sẽ trở nên đau hơn

Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không?

Trong y học cổ truyền để chữa được bệnh đau vai gáy thì những bài thuốc Đông y đều sử dụng các loại thảo dược trên từng thể bệnh khác nhau.

Ưu điểm của sử dụng thuốc Đông y để trị đau vai gáy: 

  • Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc từ tự nhiên, sử dụng bộ phận thân, rễ, hoa, lá, cành,... nên an toàn, lành tính và có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau.
  • Sử dụng những bài thuốc Đông y trị đau vai gáy mang lại hiệu quả lâu dài, tránh tình trạng bệnh tái phát.
  • Đây là những loại thuốc có ít tác dụng phụ nên không ảnh hưởng đến gan, phù hợp với các bệnh mạn tính.

Nhược điểm của thuốc Đông y khi trị đau vai gáy như sau:

  • Sử dụng thuốc Đông y nên tác dụng sẽ từ từ chứ không nhanh như thuốc Tây. Chính vì vậy bạn cần kiên trì thì mới có hiệu quả.
  • Khi sắc thuốc thì hơi mất thời gian và công sức.
  • Nguồn thảo dược đôi khi không có đủ do vị thuốc khó kiếm.

Một số bài thuốc Đông y chữa đau vai gáy

Bài thuốc trị đau vai gáy do lạnh

Tình trạng đau vai gáy do lạnh xảy ra do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, khiến vai gáy cứng đau quay cổ khó. Khi phong hàn xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như cơ thang co cứng, đòn chũm, sợ lạnh, mạch phù....

Bài thuốc Đông y trị đau vai gáy trong trường hợp này sẽ có tác dụng đả thông kinh lạc, khu phong tán hành để đẩy lùi phong hàn ra khỏi cơ thể. Đồng thời, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và hồi phục khả năng hoạt động của các cơ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ma hoàng 8g, quế chi 8g, sinh khương 4g, bạch chỉ 8g, phòng phong 12g, cam thảo 6g, đại táo 12g.

Cách thực hiện: Sơ chế các nguyên liệu bằng nước sạch rồi cho vào ấm đun, thêm khoảng 3 chén nước lọc rồi nấu cho đến khi còn 1 nửa phần nước lúc mới đổ vào nữa là được. Mỗi ngày hãy uống 3 lần/thang thuốc.

Bài thuốc thể phong đờm

Đối với những triệu chứng cổ cứng, vận động cổ hạn chế, hay đau mỏi vai gáy, đau nhức xương gân, chân tay tê cứng thì áp dụng bài thuốc Đông y dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bạch chỉ 12g, khương hoàng 12g, xuyên khung 12g, uy linh tiên 12g, tang chi 30g, mộ thông thông 30g, bạch giới tử 9g, hồng hoa 9g, đườm nam tính 9g, khương hoạt 9g, quy đầu 15g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi lấy thuốc nấu cùng 700ml nước. Sắc lấy còn 300ml nước rồi lọc phần bã chia làm 3 phần nước uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang.

Sử dụng thuốc Đông y trị đau vai gáy có hiệu quả không? 4 Bài thuốc chữa đau vai gáy

Bài thuốc đau vai gáy do viêm nhiễm

Khi bị sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận động vùng vai gáy. Ngoài ra có thể bị sốt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sắc thì hãy dùng ngay bài thuốc dưới đây để trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hy thiêm thảo 16g, rễ xấu hổ 12g, kim ngân hoa 10 đến 12g, diếp cá 10g, sài đất 10g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, cỏ xước 12g, nga truật 12g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi lấy thuốc nấu cùng 800ml nước. Sắc lấy còn 300ml nước rồi lọc phần bã chia làm 3 phần nước uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang.

Bài thuốc đắp vai gáy bằng Đông y

Chuẩn bị nguyên liệu: Ngải cứu 100g, muối hột 50g.

Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch để ráo nước rồi đem xào nóng với muối hột. Sau đó dùng khăn bông mềm bọc lại rồi chườm lên vùng đau nhức. Cứ hết 20 phút lại đem xào nóng và chườm như vậy. Mỗi ngày thực hiện 2 - 3 lần để thư giãn và giảm đau hiệu quả.

Chữa đau vai gáy bằng Đông y cần lưu ý gì?

Điều trị đau vai gáy bằng bài thuốc Đông y giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi, đau nhức vùng cổ, vai, tê mỏi tay, bả vai và cánh tay. Đồng thời, các hoạt chất trong dược liệu sẽ giúp điều hòa kinh lạc, kích thích khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bài thuốc Đông y, bạn lưu ý một số điều như sau:

  • Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có tác dụng chậm. Vì thế cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Không nên tự ý sử dụng kết hợp thuốc Đông y và Tây y để tránh gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có ý định sử dụng đồng thời, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với những người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và cho con bú nên nói rõ với thầy thuốc để được chỉ định bài thuốc và liều dùng phù hợp.
  • Ngừng sử dụng ngay nếu có các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, đau bụng,… Trong vòng 24 giờ, nếu triệu chứng không thuyên giảm thì nên báo ngay cho bác sĩ để có cách điều trị kịp thời.
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học. Chú ý tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên vùng vai cổ gáy như mang vác vật nặng, cúi đầu quá lâu hoặc kê gối quá cao khi ngủ.

Trên đây là một số bài thuốc Đông y trị đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cần xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập các bài thể dục tốt cho cột sống để đạt được hiệu quả tốt nhất..

Thủy Tiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo