Những điều thai phụ cần biết khi bé 19 tuần tuổi
Ở mỗi thai kỳ đều có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, với bé 19 tuần tuổi thì việc mẹ bầu cảm nhận được những cử động đầu tiên ở bé là điều rõ ràng. Tuy nhiên, thai nhi giai đoạn này sẽ rất nhạy cảm, các mẹ sẽ cần lưu ý những gì khi bé 19 tuần tuổi. Ngoài ra, ở thời điểm này, cơ thể người mẹ cũng sẽ xuất hiện nhiều thay đổi, đó là những thay đổi nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Dấu hiệu thay đổi ở bé 19 tuần tuổi
Giai đoạn bé 19 tuần tuổi là thai kì đang ở tam cá nguyệt thứ 2, với tốc độ phát triển chậm so với các tuần trước, trong lúc này thai nhi sẽ có những dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết được sự thay đổi một cách chính xác hơn:
Kích thước và cân nặng
Nghiên cứu cho thấy cân nặng của bé 19 tuần tuổi nằm khoảng 250g và chiều dài tầm 20cm từ đỉnh đầu đến chân, để dễ hình dung thai nhi sẽ có kích thước giống một quả chuối lớn, cân nặng và kích thước cũng sẽ tăng dần đều ở những tháng thai kỳ tiếp theo. Thai nhi sẽ bắt đầu có những cử động đầu tiên như đạp nhẹ vào thành bụng, mút tay hay xoay người, những cử động này dễ dàng giúp mẹ bầu cảm nhận được chân thật.
Sự phát triển não bộ
Vùng não và các cơ của bé 19 tuần tuổi cũng đã có sự kết nối với nhau, não bộ hoạt động bé sẽ cảm nhận được những thay đổi bên ngoài và dường như nếu không thích bé sẽ có dấu hiệu cử động hoặc xoay mình để tìm kiếm một điều gì đó phù hợp. Thậm chí là những cái đạp mạnh vào thành bụng nhằm giúp cho mẹ bầu hiểu được rằng mình đang làm điều gì khiến bé đang cảm thấy khó chịu mà vẫy vùng.
Hoàn thiện những cơ quan khác
Giai đoạn bé 19 tuần tuổi ngoài kích thước, cân nặng và não bộ phát triển thì bên cạnh đó cơ thể bé sẽ hình thành lớp vernix, đây được xem là một lớp màng bảo vệ, che chắn cho làn da mỏng manh ở bé. Cấu trúc lớp vernix này hoạt động như một chất bôi trơn giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, giúp bé tránh tiếp xúc với nước ối, ngăn chặn các tác nhân gây nhiễm trùng. Song song với đó bé 19 tuần tuổi sẽ hình thành thêm một lớp chất béo mà chất này có tác dụng giúp giữ ấm và tiếp tục phát triển hơn trong vòng 3 tháng cuối thai kỳ nhằm bảo vệ cơ thể bé.
Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc, bé được nuôi dưỡng như thế nào đúng không? Bé sẽ uống nước ối, tự tiêu hoá và dĩ nhiên sẽ thải ra nước tiểu, khi đã trải qua các giai đoạn trên thai nhi sẽ trở nên phát triển nhanh hơn, các giác quan nhạy cảm hơn, tóc con cũng sẽ mọc ra khiến vùng bụng của mẹ bầu có cảm giác ngứa râm ran. Các mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với bé vì thời điểm này bé sẽ nghe được âm thanh bên ngoài, sẽ cảm nhận và làm quen với giọng nói của mẹ.
Mẹ mang thai bé 19 tuần tuổi có những thay đổi nào?
Khi mẹ cảm nhận được những dấu hiệu thay đổi, phát triển ở bé 19 tuần tuổi thì cũng là lúc cơ thể mẹ bầu có những chuyển biến khác thường hơn ở giai đoạn này:
- Huyết áp bà bầu ở tuần 19 sẽ thấp hơn so với bình thường vì hệ tuần hoàn đang mở rộng, mẹ bầu lưu ý không nên làm việc nặng, hao hụt sức khỏe, cẩn thận và sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi phù hợp.
- Bé 19 tuần tuổi sẽ khiến trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên nhanh chóng, tình trạng đau lưng hay đau xương chậu cũng thường xuyên xảy ra khiến mẹ cảm nhận được những cơn đau rõ ràng nhất.
- Nhằm cung cấp đủ lượng máu cho cả mẹ và bé nên thời gian này cơ thể mẹ sẽ tích cực sản sinh thêm máu mới, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ đặc biệt những thực phẩm tốt cho máu.
- Về nhịp thở, hô hấp của mẹ bầu cũng sẽ khó khăn hơn, mẹ dễ bị hụt hơi vì dung tích phổi tăng cao
- Mẹ dễ dàng nhận thấy thay đổi rõ rệt nhất là bộ ngực, núm vú to hơn, quầng vú có màu sắc tối sẫm, áo ngực phù hợp, mang đến cảm giác thoải mái, tự nhiên giúp cơ thể mẹ thích nghi dần sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ khi thai nhi 19 tuần.
Một vài lưu ý khi bé 19 tuần tuổi
Nhận thấy sự hình thành, phát triển ở bé 19 tuần tuổi và thay đổi cơ thể của người mẹ, chúng ta nên có một số lưu ý nhằm giúp cân bằng thai nhi và sức khỏe của mẹ để quá trình mang thai diễn ra tốt đẹp nhé:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé nhằm giúp cả hai cùng khỏe mạnh trong giai đoạn thai kỳ. Khẩu phần ăn nên được chia nhỏ giúp mẹ bầu tránh gặp tình trạng khó tiêu, ợ hơi, ngăn ngừa các bệnh như táo bón.
- Các bài tập vận động nhẹ nhàng giúp tránh tình trạng máu bị dồn tại một điểm trên cơ thể đặc biệt là tay, chân thì mẹ nên áp dụng các bài tập phù hợp như yoga, đi bộ,... sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, cơ thể nhẹ nhàng, di chuyển cũng đỡ vất vả hơn, cải thiện nhanh chóng và ngăn ngừa tình trạng trên.
- Mẹ nên tầm soát dị tật thai nhi bằng những kỹ thuật 4D, 5D và khám thai định kỳ theo hướng dẫn bác sĩ. Với những thai phụ trước đó sinh sớm, sinh non thì cần có phương pháp dưỡng thai hợp lý, phù hợp cả sức khoẻ mẹ và bé.
- Nhằm giúp thai nhi phát triển não bộ nhanh hơn, các giác quan nhạy hơn thì ba mẹ nên nói chuyện, tâm sự với con thường xuyên, bé sẽ cảm nhận được âm thanh của ba mẹ, sự đầm ấm của gia đình khi còn trong bụng mẹ.
Những chia sẻ trên nhằm giúp chúng ta hiểu rõ và có những phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả cho bé 19 tuần tuổi. Hy vọng các mẹ bầu sẽ có sự chuẩn bị thật tốt để việc sinh nở diễn ra thuận lợi và tốt đẹp.
Xem thêm: Bé 18 tuần tuổi: Sự phát triển và các cột mốc quan trọng