Phân biệt bệnh hen và viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm tiểu phế quản là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số người cho rằng viêm tiểu phế quản có thể phát triển thành hen suyễn. Vậy điều này có đúng không? 

Tổng quan về bệnh hen và viêm tiểu phế quản

Hen suyễn và viêm tiểu phế quản là những bệnh viêm phổi do đường hô hấp dưới bị viêm gây khó thở. Hen suyễn là một tình trạng mãn tính, bệnh trở nên tồi tệ hơn khi đường thở bị thu hẹp. Viêm tiểu phế quản có thể là một bệnh cấp tính hoặc một bệnh cấp tính, thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển thành bệnh mãn tính. Viêm tiểu phế quản là do các màng nhầy bị kích thích. Mặc dù có một số triệu chứng tương đồng nhưng hen suyễn và viêm tiểu phế quản là hai bệnh khác nhau và có các điều trị khác nhau.

Bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ, vì các tiểu phế quản chưa phát triển hoàn thiện. Do đó ở độ tuổi này đường thở bị virus tấn công nên bị nhiễm dẫn đến bị chít hẹp hoặc bị sưng tấy gây ra các triệu chứng khó thở và thở khò khè. Bệnh thường bị nhầm với bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng mãn tính làm đường hô hấp bị sưng và viêm. Những người bị hen suyễn thường có đường thở bị tắc nghẽn. Tình trạng bệnh thường lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể được thay đổi bằng cách dùng thuốc hoặc tự khỏi.

Điểm giống nhau giữa hen suyễn và viêm tiểu phế quản

Bệnh hen suyễn và viêm tiểu phế quản đều liên quan đến hệ hô hấp và có biểu hiện lâm sàng khá giống nhau. Cả hai đều có các triệu chứng điển hình là thở khò khè, ho và tức ngực, nghẹt thở, nặng hơn là rút ngực khi hít thở. Sau khi viêm đường hô hấp vài ngày, hít thở có tiếng rít. Khi trẻ thở gấp rất khó phân biệt giữa cơn hen với viêm tiểu phế quản cấp.

Phân biệt bệnh hen và viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ 1 Hen và viêm tiểu phế quản ban đầu khó nhận biết vì có triệu chứng gần giống nhau

Điểm khác nhau của hen suyễn và viêm tiểu phế quản

Về nguyên nhân

Hen phế quản xảy ra ở bé có tiền sử dị ứng, bé được thừa hưởng gen bệnh từ gia đình sẽ khiến đường hô hấp của trẻ nhạy cảm và dễ bị co thắt, mầm bệnh gây ra cơn hen co thắt, hen phế quản. Ở trẻ em, hầu hết các tác nhân này là do nhiễm virus đường hô hấp trên hoặc cũng có thể do bụi bẩn, gắng sức.

Viêm tiểu phế quản do vi rút gây ra, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp (RSV) và một số virus khác.

Cơ chế thở khò khè

Trong bệnh hen suyễn, cơ chế chính gây ra hiện tượng là do cơ chế co thắt phế quản. Ngoài ra phù nề thành phế quản, tích tụ dịch nhầy khiến tiếng thở bất thường.

Viêm tiểu phế quản, cơ chế chính gây ra khò khè là phù nề thành tiểu phế quản và bài tiết đờm vào lòng ống, co thắt cơ trơn là nguyên nhân thứ hai.

Khả năng đáp ứng điều trị

Hen suyễn thường đáp ứng rất tốt với thuốc giãn phế quản (salbutamol). Trong khi viêm tiểu phế quản đáp ứng kém hoặc hoàn toàn không đáp ứng với salbutamol. Do đó, nếu bé đáp ứng rất tốt với khi dung Ventolint, hãy xem xét chẩn đoán kịp thời đó là bệnh hen suyễn hơn là viêm tiểu phế quản. 

Bệnh hen cũng thường đáp ứng tốt với thuốc epinephrine hoặc thuốc hít nhưng có tác dụng tức thời và các thuốc dị ứng khác.

Thân nhiệt 

Trẻ bị hen suyễn thường có thân nhiệt bình thường, trong khi viêm tiểu phế quản điển hình trẻ thường bị sốt. 

Phân biệt bệnh hen và viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ 2 Sự khác biệt giữa hen suyễn và viêm tiểu phế quản là nhiệt độ cơ thể vì trẻ viêm tiểu phế quản thường biểu hiện sốt

Độ tuổi

Trẻ trên 2 tuổi có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn. Còn viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.

Dị ứng

Trẻ bị hen suyễn thường có các biểu hiện dị ứng khác như chàm, mề đay mãn tính, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn,… Trẻ bị viêm tiểu phế quản thường không có biểu hiện về dị ứng.

Về tiên lượng

Bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát hay loại bỏ các tác nhân gây kích ứng sẽ tái phát nhiều lần. Còn viêm tiểu phế quản thường bị thành từng đợt.

Chẩn đoán hen suyễn và viêm tiểu phế quản

Nếu bé đột ngột ho, thở khò khè sau khi gắng sức, cười to, khóc, hít phải bụi,… Sau khi dùng Salbutamol mà các triệu chứng biến mất trong khi trước đó không có dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, nghẹt mũi thì có khả năng bị hen suyễn. 

Đầu tiên thở khò khè sau nhiễm trùng đường hô hấp trên, ít hoặc không đáp ứng với salbutamol thì chẩn đoán đó là viêm tiểu phế quản. Nếu đáp ứng rất tốt với Salbutamol thì vẫn có thể là viêm tiểu phế quản và cũng không loại trừ trường hợp hen suyễn. Vì vậy cần xem kỹ tiền sử gia đình, tiền sử dị ứng của bé. Vì đó là cơn khò khè đầu tiên, không thể biết xu hướng tái phát khò khè sau này như thế nào.

Phân biệt bệnh hen và viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ 3 Nếu không thể phân biệt dấu hiệu của hen suyễn và viêm tiểu phế quản ba mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay

Có phải viêm tiểu phế quản biến chứng thành hen suyễn

Một số người hiểu nhầm rằng viêm tiểu phế quản chắc chắn sẽ chuyển thành hen suyễn, có thể vì chúng có các triệu chứng giống nhau. Nhưng điều quan trọng cần nhận ra là hen suyễn được định nghĩa là các đợt thở khò khè, ho và khó thở mà ở những trẻ không mắc bệnh phổi khác. Theo một số chuyên gia, trẻ em bị dị ứng hoặc hen suyễn di truyền dễ bị nhiễm RSV hơn, trong khi những người khác tin rằng RSV có dẫn đến sự phát triển của bệnh hen suyễn.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh hen và viêm tiểu phế quản để ba mẹ phân biệt. Dù ở bất kỳ trường hợp nào, hiện tượng tái phát bệnh là yếu tố quyết định. Nếu trẻ có biểu hiện tái phát triệu chứng nhiều lần thì đó có thể là bệnh hen suyễn, còn nếu không tái phát thì đó là viêm tiểu phế quản.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo