Những thông tin cần lưu ý về nấm miệng sau sinh

Mọi độ tuổi đều có khả năng bị nấm miệng. Trong đó có cả trẻ sơ sinh và mẹ cho con bú vì đây là những đối tượng nhạy cảm hơn rất nhiều. Để bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mẹ và con thì bạn nên tìm hiểu những thông tin liên quan đến loại bệnh này. Hà An Pharmacy sẽ chia sẻ vấn đề nấm miệng sau sinh ở bài viết dưới đây để mọi người cùng tham khảo.

Nấm miệng sau sinh là bệnh gì?

Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men mà trẻ sơ sinh có thể mắc phải. Và điều này có thể ảnh hưởng đến núm vú của mẹ trong quá trình cho con bú. Thông thường nấm miệng xảy ra do loại nấm có tên là Candida albicans. Chúng thường xuất hiện trên cơ thể chúng ta với mức độ vừa phải và không gây hại. Tuy nhiên nếu hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển, dẫn đến bị nhiễm trùng.

Đây được gọi là nấm miệng khi bệnh xuất hiện ở vùng miệng. Nhiễm nấm Candida còn có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể. Nấm miệng hình thành bởi các mảng màu trắng bám trên vùng khoang miệng, lưỡi, vòm họng,... Bệnh gây ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của trẻ nhỏ vì hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.

Triệu chứng của nấm miệng ở người mẹ và trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng của nấm miệng được biểu hiện qua những đặc điểm sau:

  • Xuất hiện các mảng trắng kem hoặc vàng giống với phô mai ở trong vòm miệng, cổ họng, bên trong má, lưỡi,... Các mảng này loang lổ và rất khó làm sạch.
  • Có thể gây chảy máu nếu không cẩn thận cọ xát vào các mảng bám.
  • Nấm miệng khiến trẻ khó khăn trong việc bú. Bé luôn thấy khó chịu, quấy khóc và có thể sốt nếu tình trạng nhiễm trùng lan vào thực quản.
  • Bé bỏ bú, từ chối bú trực tiếp hay bú bình.
  • Bé có thể bị đầy hơi do xuất hiện nhiều men trong hệ tiêu hóa.
Những thông tin cần lưu ý về nấm miệng sau sinh 1 Nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng sau sinh có thể bị lây nhiễm qua lại giữa mẹ và bé do sự tiếp xúc trực tiếp của núm vú và miệng của trẻ. Sau khi người mẹ bị lây nhiễm sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Núm vú bị sưng đỏ, nứt bất thường, có cảm giác ngứa hay bỏng rát.
  • Bị bong tróc da tại khu vực quầng vú, xuất hiện các vòng tròn có màu sẫm quanh núm vú người mẹ.
  • Cảm thấy đau nhói sâu trong vú một cách bất thường khi cho con bú.

Nguyên nhân gây ra nấm miệng sau sinh

Trẻ sơ sinh và người mẹ có nguy cơ bị mắc bệnh nấm miệng do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau như:

  • Hệ thống miễn dịch kém: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ lúc này chưa được hoàn thiện, nên rất dễ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus tấn công. Do đó khiến cho trẻ dễ mắc bệnh nấm miệng.
  • Trong một số trường hợp, trẻ bị nhiễm Candida khi sinh thường. Vì mẹ bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai nhưng lại không phát hiện ra.
  • Nếu mẹ hay trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid sẽ có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng chéo.
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nấm miệng nếu sử dụng núm vú giả, núm bình sữa…
  • Vệ sinh răng miệng kém: Không làm sạch các mảng bám từ thức ăn trong khoang miệng có thể làm tăng sinh vật gây hại và dễ bị nhiễm trùng.
Những thông tin cần lưu ý về nấm miệng sau sinh 2 Hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh nấm miệng

Cách điều trị nấm miệng cho trẻ và mẹ cho con bú

Điều trị nấm miệng ở người mẹ đang cho con bú

Để điều trị nấm miệng sau sinh, bác sĩ sẽ kê một số loại kem bôi chống nấm như Lotrimin, Monistat cho người mẹ. Các mẹ sẽ bôi vào núm vú của mình sau khi cho con bú trong vòng 7 - 10 ngày. Nếu núm vú có tình trạng bị nứt, bác sĩ sẽ kê một loại kháng sinh tại chỗ. Sau khi điều trị bằng thuốc bôi mà mẹ vẫn còn cảm thấy đau thì có thể sử dụng thuốc chống nấm mạnh hơn ở dạng uống.

Lưu ý rằng trước khi cho con bú, mẹ hãy loại bỏ hoàn toàn thuốc còn sót lại trên núm vú bằng dầu ô liu hay dầu dừa thay vì xà phòng vì có thể gây kích ứng. Sau khi bé đã bú sữa mẹ xong, hãy để núm vú của mẹ khô hoàn toàn rồi mới bôi lại thuốc. Hoặc để đảm bảo, mẹ có thể cho trẻ uống sữa được vắt ra của mẹ thay vì trực tiếp trong quá trình điều trị nấm miệng.

Mẹ có thể bổ sung sữa chua có chứa Lactobacillus acidophilus vào chế độ ăn uống để hỗ trợ tái tổ hợp đường tiêu hóa với các vi khuẩn tốt điều tiết nấm men.

Điều trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, cách đề điều trị thông thường là vệ sinh răng miệng cho trẻ và điều trị tại chỗ bằng thuốc kháng nấm. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bị nấm miệng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị chính xác. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc trị nấm và bôi lên miệng bé vì có thể khiến trẻ bị nhiễm độc và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng nấm như Miconazole, Nystatin,... nhằm ức chế sự phát triển của vi nấm. Những loại thuốc này thường được dùng dưới dạng rơ miệng cho trẻ. Khi thực hiện thao tác rơ lưỡi, phụ huynh nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, làm đúng theo liều lượng và tần suất của bác sĩ đã chỉ định.

Những thông tin cần lưu ý về nấm miệng sau sinh 3 Nystatin điều trị nấm miệng sau sinh cho cả mẹ và bé

Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên lưu ý quá trình chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh để làm giảm nguy cơ tái nhiễm nấm:

  • Vệ sinh thật sạch núm vú giả và các đồ vật mà bé thường cho vào miệng.
  • Nên thay núm vú giả và bình bú thường xuyên sau vài tuần sử dụng.
  • Trong quá trình điều trị nấm miệng, hãy khử trùng các bộ phận của máy hút sữa bằng cách đun sôi khi chúng tiếp xúc trực tiếp với sữa mẹ và thay các miếng đệm ngực bị ẩm.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt cho cả mẹ và bé.
  • Nên rơ lưỡi cho trẻ sau khi bú để vùng miệng và lưỡi của bé luôn sạch sẽ, hạn chế sự tồn tại và phát triển của nấm.
  • Lưu ý nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, cẩn thận. Tuyệt đối không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Vừa rồi là những thông tin về bệnh nấm miệng sau sinh xảy ra ở cả người mẹ và trẻ sơ sinh. Nấm miệng tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Hãy luôn ý thức và phòng ngừa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo