Nguyên nhân và cách điều trị nước bọt có mùi hôi

Tại sao nước bọt có mùi hôi khó chịu mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ? Nước bọt có mùi hôi có phải là bệnh không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi cảm thấy miệng mình có mùi hôi lạ. Có cách nào để điều trị dứt điểm nước bọt có mùi hôi? Cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!

Làm sao nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Thực tế, không phải ai cũng nhận thức được vấn đề về mùi hôi răng miệng của chính mình. Để biết được rằng nước bọt của bản thân có mùi không bạn chỉ cần thực hiện một số bài kiểm tra như sau:

  • Cách đơn giản nhất là hỏi qua ý kiến của người thân hoặc quan sát biểu cảm người đối diện khi giao tiếp với họ.
  • Dùng tăm bông lấy mẫu nước bọt trong miệng của mình. Nếu thấy tăm bông từ màu trắng chuyển sang màu vàng hoặc có mùi hôi.
  • Để kiểm tra chính xác nhất, bạn có thể đến nha khoa để kiểm tra nồng độ mùi bằng thiết bị nha khoa.
Cách nhận biết nước bọt có mùi hôi Làm sao nhận biết nước bọt có mùi hôi?

Tại sao nước bọt lại có mùi hôi?

Nước bọt là dịch tiêu hóa được tiết ra liên tục trong khoang miệng, nên khi có mùi hôi sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu dẫn đến thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều đặc biệt là, nước bọt không có mùi được xem là một loại nước súc miệng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và khử trùng khoang miệng.

Mùi hôi của nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ở từng người:

  • Việc vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn qua loa, không kỹ lưỡng, những mảnh vụn thức ăn chưa được làm sạch còn bám trên kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn phân hủy những mảnh thức ăn này khiến chúng tan vào nước bọt và phát ra mùi hôi khó chịu.
  • Việc ăn những thực phẩm có mùi nặng như tỏi, hành cũng là nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi.
  • Sử dụng răng giả và hàm tháo lắp sẽ giúp chức năng nhai thức ăn của bạn tốt hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách vệ sinh thì những thức ăn thừa dễ bám vào và gây mùi hôi khó chịu. 
  • Khi cơ thể bắt đầu lão hóa, khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả, làm cho quá trình xuất và tiết nước bọt ngày càng ít đi. Lúc này, miệng sẽ trở nên khô và tạo điều kiện vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
  • Bệnh về đường tiêu hóa có liên quan trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, nhưng rất ít người biết và quan tâm đến vấn đề này. Người mắc bệnh về đường tiêu hóa hoặc bị trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng hôi miệng kèm theo. Bởi dịch axit trong dạ dày thoát ra ngoài đường miệng khiến nước bọt có mùi.
  • Người mắc bệnh về đường hô hấp cũng có tác động trực tiếp đến hơi thở, miệng và nước bọt, gây ra mùi hôi khó chịu mặc dù bạn có vệ sinh răng miệng tốt cũng không tránh khỏi trường hợp này.

Cách trị tình trạng nước bọt có mùi

Để cải thiện mùi hôi của nước bọt, các bạn có thể thực hiện một số cách sau đây:

Nhai kẹo cao su

Khi nhai kẹo cao su không đường sau bữa sáng giúp lượng nước bọt trong khoang miệng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Nhờ đó, giúp loại bỏ vi khuẩn có mùi hôi trong miệng. Hơn thế, những mảnh thức ăn còn sót lại cũng được làm sạch và mùi hôi nước bọt cũng không còn nữa. Tuy nhiên, không nên nhai quá nhiều kẹo cao su trong ngày, vì có thể gây phản tác dụng.

Nhai kẹo cao su hạn chế tình trạng nước bọt có mùi hôi Nhai kẹo cao su để khử mùi hôi nước bọt

Thay đổi kem đánh răng

Các mảng bám trên răng là nguyên nhân gây hôi miệng, nhưng nếu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn có mùi hôi có chịu. Lúc này, bạn nên đổi kem đánh răng đang dùng và thay thế vào đó là loại kem đánh răng chứa thành phần fluor cao hơn, giúp khử khuẩn mạnh hơn và đánh bay mùi hôi hiệu quả.

Súc miệng bằng chanh

Sau khi ngủ dậy, hơi thở thường có mùi hôi, bạn có thể súc miệng bằng nước chanh để khử ngay mùi hôi khó chịu này. Vắt nửa quả chanh hòa tan với nước và thêm chút muối để súc miệng, axit trong chanh sẽ có tác dụng khử khuẩn, làm sạch mùi hôi trong khoang miệng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Hơn thế, chanh còn giúp hàm răng trắng sáng hơn.

Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày

Thực hiện đánh răng đúng cách và kỹ càng, sử dụng nước súc miệng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảng bám, làm giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi. Ngoài ra, cần phải vệ sinh lưỡi cẩn thận bằng dụng cụ, bởi đây là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất. Nếu lưỡi không được vệ sinh kỹ càng sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn gây mùi hôi.

Thay đổi thực đơn ăn uống

Nếu những thức ăn hàng ngày khiến nước bọt của bạn có mùi hôi lạ. Bạn có thể áp dụng cách trị hôi miệng từ bên trong để làm giảm tình trạng mùi hôi trong nước bọt. Nên thường xuyên rau củ quả như lê, táo, cà rốt, dưa chuột, rau diếp cá... Các thực phẩm tươi xanh sẽ mang đến khả năng làm sạch khoang miệng rất tốt. Hơn thế, chúng còn giúp bổ sung chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.

Thay đổi chế độ ăn uống để giảm tình trạng nước bọt có mùi hôi Thay đổi thực phẩm ăn uống để nước bọt không có mùi hôi

Khám răng miệng theo định kỳ

Đôi khi mùi hôi nước bọt của bạn bị ảnh hưởng bởi vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… Vì vậy, nên đi khám răng miệng định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra và đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Tình trạng nước bọt có mùi hôi sẽ làm cản trở mối quan hệ xung quanh của bạn, nó còn biểu hiện cho tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì vậy bạn cần nên chú ý và quan tâm để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp điều trị thích hợp. Nếu cảm thấy nước bọt có mùi hôi không thuyên giảm, bạn cần đến trung tâm nha khoa để được chuẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Kim Thoại

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo