Người xăm môi có được ăn rau ngót không? Gợi ý thực đơn rau ngót cho người mới xăm

Xăm môi thẩm mỹ là lựa chọn của nhiều chị em để có đôi môi như ý và tươi tắn. Tuy nhiên sau khi xăm bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp mới đảm bảo môi lên màu đúng và đẹp. Một trong những băn khoăn của nhiều người là xăm môi có được ăn rau ngót không? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Thành phần dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là một loại rau rất phổ biến ở Việt Nam, dễ trồng, dễ sống, dễ ăn và giàu dinh dưỡng. Vì vậy rau ngót thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Rau ngót có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau như: Nhúng lẩu, luộc, nấu với tôm, nấu với thịt băm… Vì rau ngót có tính mát lạnh nên khi ăn sẽ giúp giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, sát khuẩn, tiêu viêm và bổ huyết.

Về thành phần dinh dưỡng rau ngót là một trong những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể trong rau ngót có chứa Vitamin C, Canxi, Protein, Glucid, Cellulose cùng các loại khoáng chất khác như: Mige, kali, phốt pho, sắt và kẽm. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhưng đối với người mới thực hiện xăm môi thì như thế nào? Cùng đến với phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời nhé!

Người xăm môi có được ăn rau ngót không? Gợi ý thực đơn rau ngót cho người mới xăm1

Trong rau ngót có chứa Vitamin C, Canxi, Protein, Glucid, Cellulose cùng các loại khoáng chất khác như: Mige, kali, phốt pho, sắt và kẽm

Người xăm môi có được ăn rau ngót không?

Sau khi xăm môi bác sĩ sẽ khuyên kiêng một số món ăn nhất định để môi lên màu đẹp và chuẩn. Tuy nhiên rau ngót lại không nằm trong danh sách này. Trong rau ngót có chứa hàm lượng Vitamin C rất cao, thậm chí cao hơn cả dòng bưởi và cam. Đây cũng chính là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng sinh collagen để phục hồi các vết thương hở. Vì vậy khi bạn ăn rau ngót sau xăm môi chính là kích thích vùng da tổn thương được tái tạo và phục hồi nhanh hơn. Nhờ đó môi sẽ lên màu đẹp, nhanh bong vảy và vết thương mau lành.

Bên cạnh đó trong rau ngót còn có thành phần Vitamin A giúp chống nhiễm khuẩn, thúc đẩy quá trình lành vết thương sau xăm môi diễn ra nhanh. Ngoài ra còn duy trì sự khỏe mạnh của làn da sau khi lành lại. Vitamin A trong rau ngót sẽ tạo nên một hàng rào bảo vệ môi khỏi tình trạng bị các vi khuẩn tấn công để môi lên màu đẹp, tươi tắn, căng mọng tràn đầy sức sống.

Người xăm môi có được ăn rau ngót không? Gợi ý thực đơn rau ngót cho người mới xăm2

Người mới xăm ăn được rau ngót không là thắc mắc của nhiều chị em sau khi xăm phun môi

Một số lưu ý khi ăn rau ngót sau phun môi

Như vậy thắc mắc xăm môi có được ăn rau ngót không đã được giải đáp. Câu trả lời là có, bạn hãy thoải mái ăn món ăn này. Nhưng để giúp môi sau xăm lên màu đẹp và chuẩn hơn thì hãy nhớ các lưu ý sau đây nhé. Tuy rau ngót dễ chế biến nhưng nếu không biết cách nấu thì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng và không thể phát huy hết tác dụng vốn có.

  • Không vò nát rau ngót để bảo tồn trọn vẹn giá trị dinh dưỡng của rau. Nếu bạn vò rau ngót, hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất là Vitamin C và Vitamin A sẽ mất đi. Vì vậy hãy để nguyên lá rau và nấu trên lửa vừa, nấu vừa tới chín để tránh rau bị dai.
  • Nên ăn rau ngót sau khi nấu sẽ ngon hơn và nhiều dinh dưỡng hơn. Khi để quá lâu rau sẽ tự chín thêm, dễ có màu đen và không còn giữ được các thành phần dinh dưỡng ban đầu.
  • Hãy chọn mua rau tại các địa chỉ uy tín như siêu thị hoặc người quen. Vì như vậy mới đảm bảo chất lượng. Khi mua chọn bó rau có màu xanh lá mạ, lá mỏng. Bạn không nên chọn mua rau ngót có lá bị xoăn lại vì không đảm bảo sức khỏe.
  • Nếu cẩn thận hơn trước khi nấu có thể ngâm rau với nước muối và rửa sạch lại nhiều lần để loại bỏ hết bụi bẩn và chất độc hại.
  • Không nên nấu rau ngót cùng với các loại thịt cần kiêng sau khi xăm môi. Đó là thịt gà, thịt bò, hải sản và trứng. Ngoài những thực phẩm đó bạn có thể nấu chung cùng các loại thịt khác. 
  • Lưu ý cuối cùng khi ăn rau ngót sau phun xăm đó là tránh nấu cùng quá nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là không nên lạm dụng quá mà chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g rau ngót mỗi ngày. Việc này là để đảm bảo sức khoẻ và sự cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Người xăm môi có được ăn rau ngót không? Gợi ý thực đơn rau ngót cho người mới xăm3

Hãy chọn mua rau ngót tại các địa chỉ uy tín và nên nấu cùng thịt bằm để tăng hương vị thơm ngon

Gợi ý thực đơn rau ngót cho người mới phun xăm môi

Dưới đây là 2 món rau ngót thơm ngon thích hợp cho người mới xăm môi mời bạn tham khảo:

Rau ngót xào bí ngòi

Bí ngòi là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A giúp cho sự phục hồi da môi diễn ra nhanh chóng hơn. Vì vậy khi kết hợp bí ngòi với rau ngót sẽ là món ăn tuyệt vời có tác dụng chữa lành tổn thương gấp đôi. Ngoài ra còn giúp giữ nước, tránh khô môi và duy trì độ căng bóng tự nhiên cho đôi môi. Các bước nấu bí ngòi xào rau ngót như sau:

  • Bước 1: Gọt bí sau đó rửa sạch thái lát mỏng để xào nhanh chín.
  • Bước 2: Bắc chảo lên bếp và phi thơm tỏi, cho bí vào xào thêm chút nước để chống cháy.
  • Bước 3: Khi bí đã chín thì bỏ rau ngót vào xào cùng khoảng 2 - 3 phút.
  • Bước 4: Thêm gia vị vừa phải, không nên nêm quá mặn sẽ không tốt cho vết xăm và tắt bếp rồi thưởng thức.

Rau ngót nấu thịt bằm

Món canh này nấu khá dễ và phù hợp với khẩu vị của hầu hết mọi người. Hơn nữa thịt lợn cũng là nguồn cung cấp protein giúp vết thương chóng lành hơn. Đây cũng là nguyên liệu quan trọng để sản sinh nên các tế bào mới. Cách làm cụ thể như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch rau ngót và để cho ráo nước.
  • Bước 2: Băm nhỏ hoặc xay nhuyễn hành tím rồi phi thơm cùng chút nước mắm.
  • Bước 3: Cho rau ngót vào đảo đều khoảng 30 giây cho săn lại.
  • Bước 4: Đổ thêm khoảng 200 - 350ml nước vào nồi rồi đun sôi và tắt bếp. Nêm nếm lại các gia vị cho vừa ăn.

Hy vọng lời giải đáp về băn khoăn xăm môi có được ăn rau ngót không sẽ giúp bạn hài lòng. Ngoài rau ngót để có bờ môi xinh đẹp như ý, tươi tắn và đúng màu đã chọn thì bạn có thể ăn cà chua, cà rốt, mật ong và uống sữa tươi… Ngoài chế độ dinh dưỡng cũng cần quan tâm đến thói quen sinh hoạt như nên ăn uống bằng thìa, dùng ống hút, không hôn môi trong thời gian đầu mới xăm môi.

Nguyễn Khuyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo