Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả
Tổ đỉa là bệnh da liễu phổ biến, xuất phát từ việc giữ vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất tẩy rửa/nguồn nước/môi trường độc hại, lạm dụng thuốc tây, cơ địa mẫn cảm… Tuy là bệnh lý không hiểm nguy đến tính mạng nhưng khi mắc phải tổ đỉa bệnh nhân sẽ khó chịu với những biểu hiện ngứa, nổi mụn nước sâu dưới da. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ đưa đến tổn thương, da sần sùi, bong tróc cũng như hậu quả viêm nhiễm, sưng đỏ, bội nhiễm nguy hiểm…
Lá trầu không chữa tổ đỉa được không?
Tại Việt Nam, lá trầu không là một loại cây quen thuộc và từ lâu đã được dùng trong những bài thuốc chữa bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Ngoài ra, lá trầu không còn là vị thuốc quý trong các bài thuốc giúp chữa bệnh ngoài da lẫn bệnh xương khớp.
Lá trầu không có vị cay, ấm, mùi thơm. Trong y học cổ truyền, lá trầu không có khả năng giúp tán hàn, chỉ thống, tiêu thũng và chống ngứa hiệu quả. Chính vì vậy mà lá trầu không được dùng điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả trị bệnh tổ đỉa.
Nhờ chứa nhiều hoạt chất chống viêm diệt khuẩn như estragol, methyl eugenol, cineol và một vài hoạt chất có tính kháng sinh, kháng nấm cao mà lá trầu không có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát và hỗ trợ phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng hiệu quả xảy ra.
Mặt khác, lá trầu không cũng có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng làm săn da và giúp những vết thương mau lành.
Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng Đông y và dùng lá trầu không được rất nhiều người áp dụng, kết quả cho thấy mang lại hiệu quả cao. Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không vừa giúp cải thiện tổn thương ở da, phục hồi vết thương vừa có thể ngăn ngừa tình trạng bệnh lan rộng sang những vùng da lân cận.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Bệnh nhân có thể áp dụng nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không khác nhau, tùy theo điều kiện của từng người. Dưới đây là một số cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không được đánh giá cao về công dụng:
Ngâm rửa với lá trầu không
Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa với lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản và dễ thực hiện, vừa tận dụng hết được những dược chất có trong lá trầu không vừa giúp làm mềm và ngăn ngừa tình trạng bong tróc da rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá trầu không tươi, để ráo nước.
- Vò nát lá trầu không, sau đó cho vào ấm. Đun sôi lá trầu không đã vò nát cùng với khoảng 2 lít nước.
- Đổ nước đã đun ra chậu, thêm vào nước lạnh để canh chỉnh nhiệt độ thích hợp.
- Ngâm vùng da bị tổ đỉa vào trong chậu nước lá trầu không trong khoảng thời gian 20 phút.
Bệnh nhân có thể thực hiện liệu pháp ngâm rửa này đều đặn hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả mang lại. Tốt nhất nên tiến hành vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện triệu chứng ngứa và không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Kết hợp lá trầu không và muối biển
Muối biển là nguyên liệu có tác dụng sát trùng và giảm ngứa hiệu quả. Khi kết hợp với lá trầu không sẽ giúp muối biển tăng công dụng giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả. Khi kết hợp giữa lá trầu không và muối biển sẽ giảm tình trạng ngứa, nhiễm trùng và giảm sự lây lan ra các vùng xung quanh hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng từ 3 - 5 lá trầu không tươi để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá, sau đó dùng cối giã nát lá trầu không cùng với một chút muối biển.
- Vệ sinh vùng da bị tổ đỉa, tiếp đó lấy hỗn hợp vừa giã nát bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Lưu ý, người bệnh sẽ cảm thấy bị kích ứng da nhẹ như xót, nóng rát. Đừng lo lắng vì đây chỉ là phản ứng bình thường của da khi tiếp xúc với tinh dầu của lá trầu không.
Kết hợp lá trầu không với phèn chua
Phèn chua có công dụng giúp săn da, sát trùng và giảm ngứa rất tốt. Trong việc chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, bệnh nhân có thể kết hợp cùng phèn chua để gia tăng hiệu quả điều trị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 6 - 7 lá trầu không để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, vò thật nát lá trầu không rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đun thêm khoảng 5 phút nước rồi cho phèn chua vào và tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu, từ từ cho thêm nước lạnh vào và canh nhiệt độ thích hợp để ngâm rửa vùng da bị bệnh
- Bệnh có thể tận dụng bã lá trầu không sau khi nấu chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh để gia tăng hiệu quả.
Kết hợp lá trầu không cùng với tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến có tác dụng sát khuẩn và sát trùng cao nên thường có mặt trong một số bài thuốc trị viêm nhiễm ngoài da. Với bài thuốc trị tổ đỉa, bệnh nhân có thể kết hợp với lá trầu không cùng với tỏi để làm ức chế nấm và vi khuẩn ở vùng da bị bệnh; đồng thời giúp cải thiện triệu chứng ngứa do tổ đỉa gây ra.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch khoảng 3 - 4 lá trầu không với nước rồi vò nát ra.
- Tỏi (khoảng 4 - 5 tép) đập dập.
- Đun khoảng 2 lít nước, sau đó cho lá trầu không và tỏi vào đun thêm khoảng 5 phút thì bắc ra.
- Đổ nước ra chậu ngâm, từ từ thêm vào một chút nước lạnh và canh chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện khoảng 1 - 2 lần/ngày sẽ nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh.
Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Phương pháp dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa sẽ rất hiệu quả khi bệnh nhân lưu ý những vấn đề này trong quá trình áp dụng:
- Không thực hiện các bài thuốc từ lá trầu không nếu tình trạng mụn nước đã vỡ, nhiễm trùng/lở loét hoặc những vùng da có vết thương hở.
- Tránh cào gãi hoặc chà xát mạnh tới vùng da bị tổn thương trong quá trình áp dụng phương pháp dùng lá trầu không.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổ đỉa trước khi thực hiện chữa bệnh bằng lá trầu không.
- Nguyên liệu trước khi tiến hành cần phải ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường trên da trong quá trình sử dụng lá trầu không, bệnh nhân phải lập tức ngưng lại và đến ngay trung tâm y tế để được chẩn đoán và có cách xử lý.
Hoàng Lam
Nguồn tham khảo: Tổng hợp