Thuốc Yawin 30 Gia Nguyễn điều trị trầm cảm nặng, đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc thần kinh
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Duloxetine
Thương hiệu
MERACINE - CTY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
QLÐB-656-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn, có thành phần chính là Duloxetin (dưới dạng vi hạt bao tan trong ruột Duloxetin hydroclorid). Thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm nặng, điều trị đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường, điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.
Cách dùng
Sản phẩm dùng đường uống.
Tránh việc ngừng thuốc đột ngột. Khi ngừng điều trị, nên giảm dần liều dùng trong ít nhất 1 - 2 tuần để làm giảm nguy cơ của phản ứng cai thuốc. Nếu các phản ứng nghiêm trọng xảy ra sau giảm liều hoặc sau khi ngưng điều trị, nên xem xét việc dùng lại liều cũ, sau đó có thể tiếp tục giảm liều nhưng với tốc độ chậm hơn.
Liều dùng
Điều trị trầm cảm nặng
Liều ban đầu và khuyến cáo duy trì là 60 mg 1 lần/ngày. Đáp ứng điều trị thường đạt được sau 2 - 4 tuần điều trị.
Thuốc được khuyến khích điều trị tiếp tục trong nhiều tháng để tránh tái phát.
Ở những bệnh nhân đáp ứng với duloxetin và có tiền sử tái phát trầm cảm nặng nhiều lần, tiếp tục điều trị lâu dài với liều 60 - 120 mg/ngày có thể được xem xét.
Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Liều bắt đầu điều trị là 30 mg, với những bệnh nhân không đáp ứng nên tăng liều lên đến 60 mg.
Liều điều trị duy trì thường là 60 mg 1 lần/ngày. Ở những bệnh nhân có mắc kèm trầm cảm, liều bắt đầu và duy trì là 60mg 1 lần/ngày.
Liều lên đến 120 mg/ngày đã được chứng minh là có hiệu quả và an toàn trong các thử nghiệm lâm sàng. Ở những bệnh nhân không đủ đáp ứng với liều 60mg, có thể xem xét dùng lên đến 90mg hoặc 120mg.
Tăng liều nên được dựa trên đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp. Sau khi hết các triệu chứng, thuốc được khuyến khích điều trị tiếp tục trong nhiều tháng để tránh tái phát.
Điều trị đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường
Liều ban đầu và khuyến cáo duy trì là 60 mg/ngày. Liều trên 60 mg/ngày và lên đến liều tối đa là 120 mg/ngày cũng được đánh giá là an toàn.
Nồng độ duloxetin trong huyết tương dao động lớn giữa mỗi cá thể nên một số bệnh nhân không đáp ứng đủ với liều 60 mg; vì vậy có thể xem xét tăng liều cao hơn.
Đáp ứng điều trị nên được đánh giá sau 2 tháng. Các lợi ích trị liệu nên được đánh giá lại thường xuyên (ít nhất ba tháng mỗi lần).
Những nhóm đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều lượng cho bệnh nhân cao tuổi chỉ trên cơ sở tuổi. Tuy nhiên như với bất cứ thuốc nào, cũng cần thận trọng khi điều trị cho người cao tuổi.
Suy gan
Thuốc không được sử dụng ở những bệnh nhân có bệnh gan do có thể dẫn đến suy gan.
Suy thận
Không cần điều chỉnh liều với bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình (độ thanh thải creatinin 30 - 80 ml/phút). Thuốc không được sử dụng ở bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30 ml/phút).
Trẻ em
Duloxetin không chỉ định cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác lập.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Các trường hợp quá liều, dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác, với liều duloxetin 5400mg đã được báo cáo. Một số trường hợp tử vong đã xảy ra, chủ yếu với quá liều hỗn hợp, cũng có trường hợp sử dụng đơn độc duloxetin với liều khoảng 1000 mg. Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều (dùng đơn độc duloxetin hoặc kết hợp với các thuốc khác) bao gồm buồn ngủ, hôn mê, hội chứng serotonin, co giật, nôn và tim đập nhanh.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho duloxetin. Nhưng nếu hội chứng serotonin xảy ra, nên xem xét điều trị triệu chứng như với cyproheptadin và/hoặc kiểm soát nhiệt độ. Giám sát các dấu hiệu của tim để có biện pháp hỗ trợ thích hợp. Rửa dạ dày có thể thực hiện ngay sau khi uống hoặc ngay khi có biểu hiện ngộ độc, than hoạt tính có thể hữu ích trong việc hạn chế sự hấp thụ. Duloxetin phân bố rộng nên lợi tiểu cưỡng bức, lọc máu hấp phụ và truyền dịch không mang lại lợi ích.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Yawin 30 mg Gia Nguyễn 3X10, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
-
Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng: Chán ăn.
-
Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, bất thường giấc ngủ, rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn lo âu.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu, ngủ gà, choáng váng, ngủ lịm, cơn run, dị cảm.
-
Rối loạn thị giác: Mờ mắt.
-
Rối loạn thính giác: Ù tai.
-
Rối loạn tim: Đánh trống ngực.
-
Rối loạn mạch máu: Huyết áp tăng, nóng đỏ mặt.
-
Rối loạn hô hấp: Ngáp.
-
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn khó tiêu, đầy hơi.
-
Rối loạn da và các mô dưới da: Tăng tiết mồ hôi, phát ban.
-
Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Đau cơ xương, co cơ.
-
Rối loạn thận và tiết niệu: Tiểu khó, đái rắt.
-
Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Rối loạn chức năng cương dương, rối loạn xuất tinh, xuất tinh chậm.
-
Rối loạn chung: Hay bị ngã, mệt mỏi.
-
Nghiên cứu thử nghiệm: Sụt cân.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Nhiễm trùng và ký sinh trùng: Viêm thanh quản.
-
Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng : Tăng đường huyết (nhất là ở những bệnh nhân đái tháo đường).
-
Rối loạn tâm thần: Ý nghĩ tự tử, mất định hướng, lãnh đạm, rối loạn giấc ngủ, nghiến răng.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Giật rung cơ, chứng ngồi không yên (Akathisia), dễ kích thích, mất tập trung, rối loạn vận động, hội chứng chân không yên, chất lượng giấc ngủ kém.
-
Rối loạn thị giác: Giãn đồng tử, suy giảm thị lực.
-
Rối loạn thính giác: Chứng chóng mặt, đau tai.
-
Rối loạn tim: Nhịp tim nhanh, nhịp nhanh trên thất, hầu hết là rung nhĩ.
-
Rối loạn mạch máu: Ngất, cao huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, lạnh ngoại vi.
-
Rối loạn hô hấp: Co thắt họng, chảy máu cam.
-
Rối loạn tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hoá, viêm dạ dày ruột, khó nuốt, ợ hơi, viêm dạ dày.
-
Rối loạn gan mật: Viêm gan, tăng men gan (ALT, AST, phosphatase kiềm), tổn thương gan cấp tính.
-
Rối loạn da và các mô dưới da: Đổ mồ hôi đêm, mề đay, viêm da tiếp xúc, mồ hôi lạnh, da phản ứng với ánh sáng, dễ bầm tím da.
-
Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Co thắt cơ, co giật cơ bắp.
-
Rối loạn thận và tiết niệu: Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đêm, đa niệu, giảm lượng nước tiểu.
-
Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng tình dục, đau tinh hoàn.
-
Rối loạn chung: Đau ngực, khó chịu, ớn lạnh, cảm thấy nóng người, bất thường dáng đi.
-
Nghiên cứu thử nghiệm: Tăng cân, creatin phosphokinase, kali máu tăng.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
-
Rối loạn hệ miễn dịch: Sốc phản vệ tăng mẫn cảm.
-
Rối loạn nội tiết: Nhược giáp.
-
Rối loạn chuyển hóa, dinh dưỡng: Mất nước, hạ natri máu, hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp.
-
Rối loạn tâm thần: Hành vi tự tử, ảo giác, hưng cảm, bạo lực và kích động.
-
Rối loạn hệ thần kinh: Hội chứng serotonin, co giật, bồn chồn, triệu chứng ngoại tháp.
-
Rối loạn thị giác: Glaucom.
-
Rối loạn mạch máu: Cơn cao huyết áp.
-
Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, xuất huyết trực tràng, hơi thở có mùi, viêm đại tràng vi thể.
-
Rối loạn gan mật: Suy gan, vàng da.
-
Rối loạn da và các mô dưới da: Hội chứng Stevens – Johnson, phù nề do huyết quản.
-
Rối loạn cơ xương khớp và các mô liên kết: Chứng cứng khít hàm.
-
Rối loạn thận và tiết niệu: Nước tiểu có mùi bất thường.
-
Rối loạn hệ thống sinh sản và tuyến vú: Các triệu chứng mãn kinh, đa tiết sữa, tăng prolactin huyết.
-
Nghiên cứu thử nghiệm: Cholesterol máu tăng.
Rất hiếm gặp, ADR <1/10000
-
Da: Viêm mạch ở da.
Mô tả phản ứng cai thuốc
Ngừng điều trị duloxetin (đặc biệt là khi dừng đột ngột) thường dẫn đến các triệu chứng cai thuốc. Chóng mặt, rối loạn cảm giác (dị cảm, cảm giác sốc điện, đặc biệt là ở đầu), rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, gặp ác mộng), mệt mỏi, buồn ngủ, kích động, hay lo âu, buồn nôn và/hoặc nôn mửa, run, nhức đầu, đau cơ, khó chịu, tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi, chóng mặt là những phản ứng thường được báo cáo nhiều nhất.
Nói chung đối với các thuốc SSRI và SNRIs, những triệu chứng này sẽ từ nhẹ đến trung bình và tự thuyên giảm. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, chúng có thể nặng và/hoặc kéo dài. Do đó, khuyến cáo rằng khi điều trị duloxetin không còn cần thiết thì ngưng dần bằng cách giảm liều từ từ.
Với trẻ em
Tổng cộng có 509 bệnh nhi từ 7 - 17 tuổi bị trầm cảm và 241 bệnh nhi bị rối loạn lo âu lan tỏa được điều trị bằng duloxetin trong các thử nghiệm lâm sàng. Các phản ứng bất lợi của duloxetin ở trẻ em và thanh thiếu niên tương tự như ở người lớn. Sau 10 tuần, có 467 bệnh nhi dùng duloxetin giảm trọng lượng 0,1 kg; trong khi 353 bệnh nhi dùng placebo tăng 0,9 kg. Sau 4 - 6 tháng sau, bệnh nhân có xu hướng hồi phục trọng lượng ban đầu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.