Lang ben khi mang thai và cách điều trị an toàn hiệu quả

Mang thai là một trong những điều kiện thuận lợi khiến bệnh lang ben phát triển. Bị lang ben trong thời kỳ mang thai thường khó điều trị hơn so với người bình thường. Vậy lang ben khi mang thai có gây nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Hà An Pharmacy giải đáp qua bài viết sau:

Nguyên nhân mẹ bị lang ben khi mang thai?

Lang ben là một dạng bệnh lý ngoài da phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có nguy cơ bị lang ben cao hơn hẳn những người khác bởi: 

  • Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng yếu, dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus, nấm… gây ra các bệnh lý về da. 
  • Phụ nữ mang thai thường bị rối loạn nội tiết tố, do vậy hàng rào bảo vệ da bị suy giảm, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lang ben. 

Lang ben khi mang thai còn có thể là do mẹ bầu đang sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Lang ben khi mang thai thường có sức đề kháng yếu Lang ben khi mang thai thường có sức đề kháng yếu

Dấu hiệu nhận biết tình trạng lang ben khi mang thai

Dấu hiệu lang ben thông thường là các đốm hoặc mảng màu trắng,  hồng hoặc đốm nâu… khá rõ nét xuất hiện chủ yếu ở các vùng da mặt, cổ, lưng, chân, cánh tay. Bên cạnh đó có thể nhận biết thông qua việc vùng da bị lang ben có các mảng màu khác biệt so với những vùng da bình thường.

Lang ben trong thời kỳ mang thai có thể gây ngứa hoặc nếu ra mồ hôi nhiều sẽ có cảm giác châm chích khó chịu.

Lang ben khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Lang ben được đánh giá là bệnh ít gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các đốm hoặc các vùng da bị lang ben lan rộng ra những khu vực xung quanh gây nên cảm giác tự ti, ngại ngùng trong khi giao tiếp.

Ngoài ra, nội tiết tố của mẹ bầu thường xuyên thay đổi, tâm lý cũng bất ổn. Việc lang ben lan rộng không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn khiến phụ nữ mang thai cảm thấy tiêu cực, rơi vào trạng thái stress, dễ cáu bẳn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe thai nhi.

Lang ben ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ Lang ben ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ

Điều trị lang ben khi mang thai thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả

Phụ nữ mang thai bị lang ben thường khó điều trị hơn bởi đây là nhóm đối tượng tương đối nhạy cảm. Việc điều trị không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Sau đây là một số cách điều trị lang ben khi mang thai được đánh giá là an toàn và hiệu quả:

Điều trị lang ben bằng các phương pháp dân gian

Một số loại phương thuốc dân gian có thể áp dụng để cải thiện tình trạng lang ben cụ thể như:

  • Dùng nghệ tươi: Trong nghệ tươi có chứa hàm lượng curcumin cao giúp cải thiện các triệu chứng lang ben rõ rệt. Đồng thời còn giúp phục hồi làn da sau tổn thương nhanh chóng.
  • Kết hợp dầu dừa và tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có khả năng chống nấm tự nhiên, đặc biệt là nấm lang ben pityrosporum orbiculare. Dầu dừa lại có tác dụng dưỡng ẩm giúp da đều màu hơn. Do vậy khi kết hợp dầu dừa và tràm trà sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh lang ben.
  • Dùng giấm táo: Giấm táo chứa hàm lượng acid axetic cao, có tác dụng làm sạch da, diệt khuẩn, chống viêm đồng thời, loại bỏ các tế bào sừng và phục hồi làn da.

Cách thực hiện: Với nghệ tươi tiến hành giã nhuyễn, giấm táo pha cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:1 còn dầu dừa kết hợp với tinh dầu tràm trà theo công thức 5 giọt tinh dầu tràm trà + 1 thìa cafe dầu dừa. Sau đó dùng một trong các hỗn hợp này thoa đều lên da, mát xa nhẹ nhàng và rửa sạch sau 30 phút.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng 1 trong 3 hỗn hợp trên để điều trị, tuyệt đối không được kết hợp cả 3 cùng một lần. Bên cạnh đó, chỉ nên áp dụng phương pháp này trong trường hợp bệnh còn nhẹ và phải kiên trì sử dụng ít nhất 1 tháng mới có hiệu quả.

Dùng thuốc điều trị lang ben khi mang thai theo chỉ định

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng các loại thuốc tây, nhất là thuốc dạng viên uống. Việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị lang ben khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Do vậy, mẹ bầu bị lang ben chỉ nên sử dụng các loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc bôi ngoài da hoặc có thành phần là dược liệu thiên nhiên. Những dạng thuốc này lành tính và an toàn nên sẽ ít ảnh hướng đến sức khỏe thai nhi.

Lang ben khi mang thai không nên sử dụng các loại thuốc tây Lang ben khi mang thai không nên sử dụng các loại thuốc tây

Thay đổi thói quen hằng ngày 

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp dân gian hay các loại thuốc đặc trị thì việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu cũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi tình trạng lang ben khi mang thai mà còn hạn chế bệnh tái phát trở lại. 

Do vậy, phụ nữ mang thai cần hạn chế các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt hay các chất kích thích. Đồng thời bổ sung thêm vào thực đơn hằng ngày đủ 4 nhóm vitamin và khoáng chất để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh.

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bà bầu bị lang ben cũng nên thay đổi một số thói quen hằng ngày. Cách này không chỉ ngăn ngừa nấm lang ben phát triển, lây lan mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ điều trị. Cụ thể: 

  • Thứ nhất: Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát. Không mặc quần áo ẩm ướt, hạn chế mặc những loại quần áo quá chật, chất liệu khô cứng.
  • Thứ hai: thường xuyên giặt, vệ sinh chăn, gối, nệm…. để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn, vi nấm có hại cho da.
  • Thứ ba: Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng da bị lang ben vào những ngày nắng nóng.
  • Thứ tư: Không dùng chung đồ cá nhân với người khác.

Lang ben khi mang thai là bệnh lý da liễu phổ biến và ít  gây nguy hiểm. Tuy nhiên, lại làm mất tính thẩm, tác động tiêu cực đến tâm lý mẹ bầu và ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Do vậy cần có biện điều trị kịp thời và đúng cách để hạn chế những tổn thương trên da, hạn chế tái phát lang ben trong giai đoạn thai kỳ.

Quỳnh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo