Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào?
Lá trầu không là loại cây khá phổ biến và quen thuộc nhưng ít ai biết loại cây này là vị thuốc được ông cha ta sử dụng từ hàng nghìn năm trước để phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm, trong đó có viêm đường tiết niệu. Cùng Hà An khám phá các công thức lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu an toàn và hiệu quả bên dưới nhé.
Thông tin về lá trầu không
Lá trầu không là loại cây thân leo, quả mọng dạng lồi, lá cuống bẹ, có lông mềm ở phần đỉnh,... Vị của trầu không cay nồng, hắc, mùi thơm và có tính ấm.
Có nghiên cứu cho rằng, có tới 2,4% tinh dầu thơm có hoạt tính kháng sinh khá chứa trong 100gr lá trầu không giúp loại lá này có khả năng hỗ trợ ức chế các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, lỵ, phế cầu, trực khuẩn E.coli. Lá trầu không còn làm lành các tổn thương niêm mạc nhanh chóng, sát khuẩn. Vậy nên lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu khá hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp phải một vài triệu chứng như tiểu buốt nhẹ, hơi rắt, nước tiểu màu vàng nhạt và chưa đậm mùi thì nên dùng lá trầu không để vệ sinh vùng sinh dục, giúp ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn.
Một số công thức dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu
Lá trầu không có tính kháng khuẩn tốt nên giúp chữa viêm đường tiết niệu rất tốt. Tham khảo một số cách dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu dưới đây.
Lá trầu không ép lấy nước cốt
Đây là công thức đơn giản nhất và giúp giữ được dược tính của lá trầu không. Cách làm này tuy đơn giản nhưng giảm nhanh các biểu hiện tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đau và cải thiện chức năng đường tiết niệu rất tốt. Công thức như sau:
Tiến hành chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 - 6 lá trầu tươi
- Sữa tươi
- Nước muối loãng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mang đi rửa sạch lá trầu không rồi ngâm vào nước muối loãng, để ráo nước.
- Bước 2: Dùng máy xay nghiền nát lá trầu không và thêm nước vừa đủ.
- Bước 3: Bỏ bã lá trầu đi, chỉ lọc lấy nước cốt.
- Bước 4: Có thể cho thêm một chút sữa tươi vào để hỗn hợp dễ uống hơn.
![Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/la_trau_khong_chua_viem_duong_tiet_nieu_3_0b2ee9e9c3.jpg)
Người bị viêm đường tiết niệu nên dùng 2 lần/ngày, dùng ít nhất 2 tuần để đạt được hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó, sau khi uống nước ép lá trầu không này người bệnh nên súc miệng lại bằng nước lọc vì lá này có tính nóng, nếu dùng trong thời gian dài có thể khiến miệng bị bỏng rát, gây nóng trong người, nhiệt miệng. Người bị viêm đường tiết niệu nên ăn thêm rau xanh, thực phẩm giàu vitamin và các loại hoa quả để nhanh phục hồi.
Lá trầu không cùng rễ cau
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá trầu không: 10 gram
- Rễ cau: 10 gram.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rễ cau và lá trầu không mang đi rửa sạch sẽ.
- Bước 2: Cho 2 nguyên liệu vào nồi, đun sôi với khoảng 500ml nước lọc.
- Bước 3: Giữ lửa nhỏ liu riu cho tới khi cạn lại còn lại tầm 300ml thì tắt bếp.
Nên uống 3 lần/ngày vào buổi sáng - trưa - tối trong khoảng 1 tuần để cải thiện được các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu.
Làm sạch “vùng kín" bằng lá trầu không
Không chỉ ngăn ngừa được viêm nhiễm hệ tiết niệu, lá trầu không còn có khả năng chống viêm, đẩy lùi được viêm lộ tuyến, viêm âm đạo ở nữ giới rất tốt. Nguyên nhân của bệnh này là do âm đạo và niệu đạo nằm ở vị trí rất gần nhau, vì vậy khi một cơ quan có tình trạng viêm thì vi khuẩn dễ dàng lan sang cơ quan kia. Chính vì thế nên người bị viêm đường tiết niệu nên chú ý bước làm sạch vùng kín bằng lá trầu không để hạn chế nguy cơ viêm phụ khoa.
![Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu như thế nào? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/la_trau_khong_chua_viem_duong_tiet_nieu_2_0a71ea4de8.jpg)
Phương thức thực hiện:
- Bước 1: Mang một nắm lá trầu mang đi rửa sạch.
- Bước 2: Vò nát chúng hoặc giã thật nhuyễn lá trầu không.
- Bước 3: Hòa thêm nước vào hỗn hợp.
Chắt lấy phần nước cốt vừa làm để vệ sinh vùng kín mỗi ngày, sau đó rồi rửa lại bằng nước cho thật sạch. Phần bã có thể chà nhẹ vào vùng kín để giảm tình trạng viêm. Trầu không là loại lá có tính nhiệt và độ sát khuẩn khá cao, chỉ nên chà nhẹ nhàng để tránh bị tổn thương vùng kín. Ngoài ra, để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu bạn nên chọn sử dụng thêm một vài sản phẩm bảo vệ sức khỏe như viên uống Lavima Biotic để tăng khả năng bảo vệ sức khỏe.
Lưu ý cho người viêm đường tiết niệu
Những người viêm đường tiết niệu cần có lưu ý sau:
- Bạn cần chú ý chọn đồ lót bằng chất vải cotton thoáng mát, tránh dùng đồ đồ lót tổng hợp.
- Không nhịn tiểu: Nước tiểu chứa trong bàng quang không được đưa ra ngoài sẽ khiến các vi khuẩn phát triển. Cần có thói quen đi tiểu khi có nhu cầu.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Để phòng viêm đường tiết niệu, bạn nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và đúng cách. Rửa theo thứ tự từ trước ra sau và lau khô trước khi mặc quần để tránh các vi khuẩn. Không chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có chất tẩy rửa mạnh để tránh gây kích thích vùng sinh dục.
- Uống đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tránh sự phát triển của mầm bệnh. Người bệnh cần uống nhiều nước để làm tăng lượng nước tiểu góp phần đào thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc từ râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh,... là các chất gây gây lợi tiểu nhẹ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đã có cho mình công thức dùng lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên trước khi sử dụng, bạn nên đi thăm khám và thảo khảo ý kiến bác sĩ, kết hợp lắng nghe các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để bệnh sớm được chữa khỏi một cách khoa học và hiệu quả nhất nhé.