Khi mắc cúm B có được tắm không? Một số điều cần lưu ý khi bị cúm

Việc vệ sinh cơ thể hàng ngày là điều rất cần thiết, điều này sẽ giúp tinh thần và cơ thể của chúng ta được thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu như tắm sai cách thì có thể dẫn tới hậu quả không lường trước được. Vậy với những người bị cúm B có được tắm không? 

Khi mắc phải virus cúm B có được tắm không? Một số điều cần lưu ý 1 Mắc cúm B có được tắm không?

Tổng quan về bệnh cúm B

Cúm B là do virus cúm loại B gây ra bệnh cúm thông thường và không quá nghiêm trọng. Bệnh cúm B có thể lây qua đường hô hấp và có thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 ngày.

Với sự thay đổi thời tiết khi giao mùa sẽ là điều kiện thuận lợi để cúm B phát triển và tấn công vào đường hô hấp. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm virus cúm B, đặc biệt là các đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, những người bị suy giảm hệ miễn dịch…

Khi bị mắc virus cúm B, người bệnh sẽ bị sốt cao từ 38 đến 41 độ và kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Triệu chứng về đường hô hấp: Đau rát họng, ho, hắt hơi và sổ mũi, viêm họng. Các triệu chứng về đường hô hấp của người mắc cúm B có thể nghiêm trọng và gặp biến chứng nặng hơn sẽ tùy thuộc vào cơ địa, đối tượng mắc bệnh hoặc phương pháp điều trị bệnh.
  • Triệu chứng toàn thân: Khi bị sốt cao mà người bệnh không uống thuốc hạ sốt thì có thể gặp một số biểu hiện như nhức mỏi cơ, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc đau bụng.

Các triệu chứng của cúm B thường không quá nặng nề và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác về hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị đúng cách thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết

Khi mắc phải virus cúm B có được tắm không? Một số điều cần lưu ý 2 Sốt cao là triệu chứng phổ biến ở người bệnh mắc cúm B

Đối với những người bệnh bị hen suyễn thì nguy cơ các triệu chứng sẽ biểu hiện nặng hơn, thậm chí có thể gây ra một đợt hen suyễn nghiêm trọng. Vậy bị cúm B có được tắm không?

Khi mắc virus cúm B có được tắm không?

Bị cúm B có được tắm không là chủ đề được nhiều người quan tâm và gây nên nhiều sự bàn cãi. Trong đó, có nhiều ý kiến cho rằng bị cúm B hay mắc một loại bệnh cảm cúm nào cũng không nên tắm. Mỗi khi bị cảm cúm, chúng ta thường được nhắc nhở là phải kiêng gió và kiêng nước nhằm hạn chế bệnh bị năng hơn.

Tuy nhiên, khi bị cúm B bạn vẫn có thể tắm được nhưng phải tắm đúng cách để không để tình trạng bệnh trở nặng hơn. Bạn nên tắm với nước ấm có nhiệt độ từ 27 - 32 độ C vì hơi nóng kích thích cơ thể đào thải những chất độc qua da. Bên cạnh đó, hơi nước còn có tác dụng giúp người bệnh thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm ở cổ họng, giảm cảm giác khó chịu ở mũi. Và nếu có dấu hiệu chóng mặt do cảm cúm, nên tắm vòi hoa sen và để ở chế độ phun sương ở tư thế ngồi và massage bằng bọt biển.

Ngược lại, việc tắm nước lạnh là điều kiêng kị khi bị cúm B hoặc cảm cúm vì nước lạnh có tính hàn khiến cơ thể lâu hạ sốt và các triệu chứng bệnh kéo dài hơn, thậm chí nặng dần thêm. Thêm nữa, nước lạnh sẽ làm giảm năng lượng trong cơ thể, điều này khiến người bệnh mệt mỏi nhiều hơn. 

Những trường hợp không nên tắm khi bị cúm B

Qua phần giải đáp bị cúm B có được tắm không, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hiểu được những lợi ích quan trọng của việc tắm nước ấm khi mắc bệnh cúm B. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về cách tắm và thời gian nhằm tránh tình trạng bệnh nặng thêm hoặc kéo dài thời gian điều trị. Trong các trường hợp dưới đây, người bệnh bị cúm B không nên tắm: 

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng cao, chóng mặt, ho dữ dội: Nếu xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh sẽ bị mất năng lượng một cách đáng kể và sức đề kháng sẽ suy yếu. Do đó, việc tắm rửa khi có một trong các triệu chứng trên có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh có thể tắm bằng nước ấm khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
  • Tắm ngay sau ăn: Bệnh cúm B khiến cơ thể của người bệnh yếu hơn. Vì thế, nếu sau khi ăn mà tắm luôn sẽ khiến huyết quản nở ra và các cơ quan cần nhiều máu hơn. Điều này dẫn đến dạ dày bị thiếu máu và gây tổn thương đến đường tiêu hoá.
  • Tắm khuya: Bệnh nhân bị cúm B tắm khuya có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt khi tắm. Đồng thời, do sức đề kháng yếu nên dễ gây ra tình trạng mạch máu não bị co lại đột ngột và gây ra hiện tượng đột quỵ não. Vì vậy, người cúm B tuyệt đối không nên tắm quá muộn.
Khi mắc phải virus cúm B có được tắm không? Một số điều cần lưu ý 3 Sau khi ăn không nên tắm ngay vì có thể gây tổn thương đến dạ dày

Lời khuyên dành cho người bị cúm B

Ngoài vấn đề mắc cúm B có được tắm không, nhiều người cũng quan tâm đến những biện pháp có thể giúp giảm triệu chứng và giúp bệnh mau khỏi. Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ dành cho người bị cúm B để chữa bệnh cảm cúm một cách hiệu quả: 

  • Tuyệt đối không dùng nước lạnh để hạ sốt: Có những thông tin cho rằng việc dùng nước lạnh để tắm hoặc chườm sẽ hạ sốt nhanh hơn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không đúng vì nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Thay vào đó, người bệnh hãy dùng khăn ấm để hạ sốt và tắm bằng nước ấm nhằm giảm triệu chứng.
  • Ăn uống đầy đủ: Người bệnh cần bổ sung các loại dưỡng chất như khoáng chất và vitamin. Cụ thể là vitamin C và kẽm có tác dụng giúp cải thiện hệ miễn dịch và chống lại virus cúm B. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn các loại đồ ăn làm tăng thân nhiệt như đồ cay, ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều protein, lipid và những loại đồ uống gây mất nước như bia, rượu, đồ uống có ga... cũng nên tránh khi đang bị cúm.
  • Bổ sung nhiều nước: Nước có tác dụng bài trừ các loại vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Đồng thời, nước cũng giúp làm thông thoáng đường hô hấp. Do đó, các bác sĩ khuyên người bệnh khi bị sốt nên uống càng nhiều nước càng tốt. Người bệnh có thể bổ sung nước bằng cách uống nước sôi để nguội, nước ép trái cây hoặc cháo loãng.
  • Không nên lạm dụng Paracetamol để hạ sốt: Nhiều người sử dùng Paracetamol để giúp cơ thể giảm đau, hạ sốt và dùng một số loại thuốc khác nhằm chữa các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trong số đó cũng chứa thành phần Paracetamol. Do đó, khi người bệnh uống kết hợp các loại thuốc này với nhau hoặc uống Paracetamol với liều cao để hạ sốt nhanh rất dễ gây tổn thương cho gan.
  • Làm thông mũi: Người bệnh nên dùng nước muối sinh lý để rửa mũi hoặc xịt mũi nhằm làm mềm chất nhầy và giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Hạn chế xì mũi mạnh và thường xuyên khi bị cúm, bởi điều này sẽ gây kích ứng bên trong, làm ảnh hưởng tới niêm mạc và xoang mũi.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp người bệnh mắc cúm B nhanh khỏi bệnh. Không nên làm việc quá sức và ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần không bị căng thẳng, cải thiện sức đề kháng và sớm hồi phục hơn.
Khi mắc phải virus cúm B có được tắm không? Một số điều cần lưu ý 4 Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp khoáng chất giúp người bệnh mau khỏe hơn

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề bị cúm B có được tắm không. Nói chung, bị cúm B hoặc cảm cúm hoàn toàn không cần kiêng tắm. Tuy nhiên, người bệnh trước khi tắm cần chú ý đến nhiệt độ của nước và phải đảm bảo phòng kín gió. Hãy truy cập vào trang web của Hà An Pharmacy để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về bệnh cúm cũng như một số bệnh khác.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo