Khi bị bệnh hở van tim có gây hôi miệng không?
Để giải thích vấn đề này, trước tiên, bạn cần hiểu rõ về khái niệm hở van tim, cơ chế hoạt động của bệnh và các yếu tố đi kèm.
Bệnh hở van tim là gì?
Bệnh hở van tim là tình trạng mà van tim trong cơ thể người không hoạt động như một chiều trong hệ thống máy bơm. Vai trò của van tim là giúp máu lưu thông theo một chiều, từ tĩnh mạch đi về tim và ra động mạch, không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu van tim bị hỏng, quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn, làm suy yếu khả năng đẩy máu đi nuôi cơ thể.
Nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim có thể là do bệnh tim bẩm sinh, tức là từ khi sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Có thể bệnh hở van tim cũng do những bệnh lý khác mà người bệnh mắc phải. Vậy hở van tim có gây hôi miệng không thông tin sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.
![Góc giải đáp: Hở van tim có gây hôi miệng không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_ho_van_tim_co_gay_hoi_mieng_khong_aa152e4877.jpg)
Hở van tim có gây hôi miệng không?
Hở van tim là một bệnh lý có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra khi các van tim không đóng kín, dẫn đến máu trào lại vào buồng tim khi co bóp. Có 4 loại hở van tim bao gồm: Hở van 2 lá, 3 lá, hở van động mạch chủ và hở van động mạch phổi. Mỗi loại được chia thành 4 mức độ khác nhau, trong đó, mức độ 4/4 là nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, triệu chứng của hở van tim ở mức độ nhẹ, 1/4 thường rất khó phát hiện. Tuy nhiên, ở mức độ 2/4, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Khó thở, mệt mỏi kéo dài, tim đập nhanh, đánh trống ngực ngay cả khi không hoạt động gắng sức. Họ có thể bị choáng váng, thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, phù mắt, phù chân hoặc bàn chân, ho khan, đặc biệt là vào ban đêm và không thể nằm thấp đầu được.
Hở van tim thường gây ra các triệu chứng suy tim, rối loạn nhịp tim và có thể gây suy giảm chức năng của các cơ quan khác, nhưng không liên quan đến mùi hơi thở. Do đó, hở van tim có gây hôi miệng không? Câu trả lời là không, tuy nhiên, dù hôi miệng có liên quan đến hở van tim hay không, khi có triệu chứng của một trong hai vấn đề này, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
![Góc giải đáp: Hở van tim có gây hôi miệng không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_ho_van_tim_co_gay_hoi_mieng_khong_1_73a6527776.jpg)
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Hôi miệng có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số người bị hôi miệng có thể liên quan đến các bệnh lý mũi như: Polyp trong mũi, viêm xoang, hoặc các vật lạ kẹt trong lỗ mũi (thường gặp ở trẻ nhỏ), gây ra mùi hôi mạnh mẽ. Trong trường hợp này, mùi hôi thường chỉ xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn khi thở bằng mũi, trong khi khi thở bằng miệng mùi hôi không đáng kể.
Ngoài ra, sự viêm nhiễm hay u bướu ở phổi, họng, miệng hay amygdale cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Tuy vậy, trong những trường hợp này, luôn có các triệu chứng khác biệt hiện rõ thể hiện tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như: Nghẹt mũi, đau xoang, triệu chứng vùng ngực, sốt...
Tuy nguyên nhân khác hiếm gặp, nhưng nếu người bệnh thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng gì khác ngoài tình trạng hôi miệng, thì hơi thở hôi này phần lớn do vi khuẩn tích tụ trong miệng và ít khi liên quan đến các bệnh lý y khoa khác.
Những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng
Thông tin trên đã giúp bạn hiểu được hở van tim có gây hôi miệng không? Theo các chuyên gia, tình trạng hôi miệng có thể xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến sau:
- Thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, bỏ qua việc làm sạch lưỡi, để thức ăn dính chặt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
- Hôi miệng tạm thời do ăn nhiều hành tỏi, các thực phẩm có chứa chất làm hôi miệng như: Thuốc lá, rượu, thực phẩm chứa nhiều protein, đường.
- Các bệnh lý từ miệng như: Viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, áp xe, viêm quanh implant, viêm nướu hoại tử lở loét.
- Các bệnh lý về xương như: Viêm ổ răng khô, viêm tủy xương, hoại tử xương.
- Các bệnh lý toàn thân như: Nhiễm trùng hô hấp, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh gan, thận, bệnh tiểu đường.
- Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị, do giảm tiết nước bọt theo tuổi tác, hội chứng Sjogren, tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.
![Góc giải đáp: Hở van tim có gây hôi miệng không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_ho_van_tim_co_gay_hoi_mieng_khong_2_13b27b4395.jpg)
Cách cải thiện tình trạng hôi miệng
Cách trị hôi miệng khá đơn giản bạn có thể áp dụng theo một số gợi ý sau để cải thiện tình trạng này, mang lại vẻ tự tin cho mình:
- Đánh răng sau khi ăn: Rửa miệng sau bữa ăn để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và chờ khoảng 30 phút sau khi ăn để đạt hiệu quả chữa bệnh.
- Sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn: Đánh răng thông thường không loại bỏ được mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một cách được bác sĩ nha khoa khuyến nghị để loại bỏ hiệu quả mảng bám này.
- Làm sạch lưỡi: Không quên làm sạch lưỡi, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bằng cách chải hoặc sử dụng kích mí lưỡi. Việc này giúp loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
- Uống nhiều nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp làm dịu tình trạng khô miệng và hỗ trợ chữa bệnh hôi miệng.
- Làm sạch dụng cụ nha khoa: Đối với người đeo niềng răng hoặc răng giả, cần làm sạch kỹ lưỡng một lần/ngày để hạn chế vi khuẩn.
- Ưu tiên chế độ ăn uống: Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như: Rau xanh, hoa quả, tránh ăn các loại thức ăn gây mùi như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng và café.
- Chăm sóc răng miệng định kỳ: Lấy cao răng 2 lần/năm giúp ngăn ngừa hôi miệng gây ra bởi cao răng.
- Tìm nguyên nhân căn bệnh: Nếu hôi miệng do bệnh lý, nên điều trị căn bệnh đó theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
![Góc giải đáp: Hở van tim có gây hôi miệng không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_giai_dap_ho_van_tim_co_gay_hoi_mieng_khong_4_03bae6a8a2.jpg)
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề "Hở van tim có gây hôi miệng không?". Bạn nên có kế hoạch chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày để có được hơi thở thơm tho, đồng thời cũng cần chú ý đến sức khỏe tim mạch của mình nhé.