Hồng cầu thấp có nguy hiểm không? Làm cách nào để nhận biết?
Hồng cầu trung bình trong máu người là khoảng 4.0 đến 5.9 triệu tế bào hồng cầu/L. Vậy khi số lượng này sụt giảm chứng tỏ điều gì, cơ thể có gặp nguy hiểm không, nhận biết hồng cầu thấp bằng cách nào? Để có câu trả lời cho những thắc mắc trên, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Hồng cầu thấp có gây nguy hiểm không?
Hồng cầu là thành phần vô cùng quan trọng trong máu người, đóng vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng cũng như oxy đến các tế bào, các cơ quan trên cơ thể, đồng thời cũng đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển CO2 từ các tế bào đến phổi.
Cũng vì vậy mà vai trò của hồng cầu trong hệ tuần hoàn nói riêng và sức khỏe nói chung là vô cùng quan trọng, hồng cầu thấp cũng là vấn đề sức khỏe đáng phải lưu tâm. Ở người bình thường, chỉ số hồng cầu trong máu thường rơi vào khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào hồng cầu/L. Chỉ số này cũng có sự chênh lệch nhất định ở nam và nữ, cụ thể hơn là nam có số hồng cầu bình thường là 4.2 đến 5.8 triệu tế bào/cm3 và ở nữ giới là 4.0 đến 5.4 triệu tế bào.cm3.
Hồng cầu thấp là hiện tượng khá phổ biến và gây nên những vấn đề nhất định lên sức khỏe nên việc quan têm, chú ý đến sức khỏe của bản thân, tránh để thiếu hụt hồng cầu cũng như nhận biết hồng cầu thấp từ sớm sẽ có phương án xử lý, điều trị, bổ sung hiệu quả hơn, trước khi tình trạng hồng cầu thấp gây ra bệnh lý ở người.
Số lượng hồng cầu trong máu thấp kéo dài một khoảng thời gian nhất định có thể khiến người bệnh bị thiếu máu và dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm hơn như:
- Gia tăng cảm giác mệt mỏi, cơ thể thiếu sức sống, chán nản.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch như tim đập nhanh hơn so với những người có số hồng cầu bình thường.
- Điều này làm cho tim phải làm việc vất vả hơn thông thường rất nhiều, làm cơ thể luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi vì phải bơm máu nhiều hơn thông thường để cung cấp đủ oxy cho tế bào hoạt động.
Dấu hiệu nhận biết hồng cầu thấp
Việc nhận biết được tình trạng hồng cầu thấp từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm ra cách bù đắp và xử lý sớm, giảm nguy cơ dẫn đến những bệnh lý khác. Tuy nhiên không thể phủ nhận một điều là khi cơ thể ở giai đoạn đầu của chứng hồng cầu thấp thường không có nhiều dấu hiệu, những dấu hiệu này cũng tương đối phổ biến nên bị nhiều người lầm tưởng là mệt mỏi thông thường.
Một số dấu hiệu nhận biết khi bạn bị hồng cầu thấp, có thể kể đến như:
- Thường xuyên cảm thấy cơ thể khó chịu, dễ cáu gắt với người khác, luôn cảm thấy bực tức trước nhiều người, nhiều vấn đề chưa xử lý được.
- Người bị hồng cầu thấp thường hay cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn bình thường mặc dù không vận động mạnh.
- Khi bị hồng cầu thấp, việc tập thể dục cũng khiến bạn mệt mỏi hơn, nhịp tim nhanh hơn người bình thường.
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
- Kém tập trung, hay suy nghĩ lung tung,...
Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cũng có thể chú ý đến cơ thể mỗi ngày để sớm nhận thấy vấn đề sức khỏe nhé. Khi nghi ngờ bị hồng cầu thấp hoặc gặp những dấu hiệu kể trên, bạn nên đi khám sức khỏe để biết chính xác nguyên nhân, cách cải thiện tốt nhất.
Nguyên nhân gây tình trạng hồng cầu thấp
Theo các bác sĩ có chuyên môn cao thì nguyên nhân gây nên tình trạng hồng cầu thấp có khá nhiều và khá đa dạng nên để biết được chính xác nguyên nhân do đâu, từ đó chẩn đoán bệnh lý và có cách xử lý tận gốc, hiệu quả lâu dài thì bệnh nhân cần đi khám, thực hiện xét nghiệm cũng như trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa.
Các nguyên nhân gây hồng cầu thấp phổ biến nhất là:
- Do thói quen ăn uống hàng ngày không điều độ, nguồn dinh dưỡng không đa dạng và không được đảm bảo khiến cơ thể sản sinh được lượng hồng cầu không cao. Ngoài ra, thiếu sắt trong chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu có trong máu.
- Nguyên nhân do bị mất máu từ từ, điều này tương đối phổ biến ở các chị em phụ nữ khi mỗi tháng có chu kỳ kinh nguyệt. Việc này không gây mất máu quá nhiều (do lượng máu kinh chỉ có 40% là máu, còn lại là niêm mạc tử cung) nhưng lâu dần cũng gây thiếu hụt hồng cầu, thiếu máu.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật, đặc biệt là những cuộc phẫu thuật lớn có nguy cơ bị thiếu hồng cầu, thiếu máu cao hơn người bình thường.
- Yếu tố được di truyền từ người thân trong gia đình cũng là nguyên nhân phổ biến gây hồng cầu thấp.
Hồng cầu thấp điều trị như thế nào?
Khi đã nhận định, xác định chính xác bệnh nhân bị hồng cầu thấp, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng mà nó đem lại đối với sức khỏe người bệnh. Một số phương pháp điều trị hồng cầu thấp phổ biến hiện nay như:
- Thực hiện truyền máu trong trường hợp lượng hồng cầu sụt giảm quá nhiều hoặc thiếu máu nặng.
- Điều trị hồng cầu thấp thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần tăng cường bổ sung thực phẩm có chứa nhiều sắt, vitamin B12 cũng như nhiều loại vitamin cần thiết cùng với khoáng chất khác. Bác sĩ cũng có thể kê đơn bổ sung sắt cho bệnh nhân bị hồng cầu thấp.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân hồng cầu thấp.
- Sử dụng thuốc điều trị cùng với các loại thuốc khác như thuốc tẩy giun, thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng,...
- Sử dụng thuốc kích thích tạo máu ở tủy xương với trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu do tủy sản sinh không đủ lượng máu cần thiết.
Hồng cầu thấp là hiện tượng bệnh lý nhiều người mắc phải mà không nhận ra do những dấu hiệu quá phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần lắng nghe cơ thể nhiều hơn, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tổng quát mỗi năm để nhận biết sớm bệnh lý, nếu có.
Ngoài ra, người bị hồng cầu thấp cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn uống thất thường, sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước và tập luyện thể dục thể thao cho cơ thể khỏe mạnh hơn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp