Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc và làm thế nào khắc phục hiệu quả?

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc là một trong những thắc mắc, cũng như nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu trớ sữa sau khi ăn xong. Phải làm thế nào để giúp bé khắc phục điều này? Cùng xem ngay một số biện pháp hiệu quả thông qua bài viết sau đây nhé!

tai-sao-tre-so-sinh-hay-bi-nac-1 Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc như vậy?

Một số nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc?

Nấc là tình trạng co thắt diễn ra tại cơ hoành, thông thường chúng chỉ lặp đi lặp lại, nắp âm thanh đóng đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và có thể tự nhiên biến mất. Thế nhưng với trẻ sơ sinh, các phản xạ này diễn ra thường xuyên, nhất là trong thời điểm trẻ đang hoặc vừa mới bú sữa xong có thể khiến trẻ bị trớ sữa, hoặc sữa lọt vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ. Hiện tượng này thường liên quan đến một số lý do như sau:

Trẻ không được mẹ cho bú đúng cách

Những lỗi sai khi cho bé bú sữa mà cha mẹ (hay người chăm sóc) rất dễ mắc phải thường là:

  • Sai tư thế: Mẹ để bé đầu thấp hơn hoặc bằng với thân mình, tay mẹ không ôm hết thân bé, cảm giác khó chịu, gò bó,... khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, dễ gây nấc, cắn ngực mẹ, hoặc có có thể quấy khóc khi phải bú mẹ,...
  • Sai cách nắm bắt vú: Mẹ có thể dựa vào cảm nhận và quan sát để biết trẻ chưa nắm bắt vú tốt để điều chỉnh, ví dụ như miệng trẻ không ngậm sâu vào núm vú, hai má không phồng, mẹ bị đau vì bé ngậm sai tư thế,...
  • Sai cách cầm bình sữa: Bình bú chừa quá nhiều khoảng trống phía dưới, khiến trẻ bị nuốt phải một lượng không khí lớn.
tai-sao-tre-so-sinh-hay-bi-nac-2 Tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc có thể liên quan đến cách trẻ được cho bú

Trẻ bú sữa quá nhanh, quá no

Lượng sữa quá nhiều, hoặc bị nuốt quá nhanh sẽ vô tình kích thích niêm mạc vùng họng, đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh bú xong hay bị nấc. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ bị nôn trớ, ói sữa, sợ ti mẹ,...

Cho bú khi trẻ quấy khóc, buồn ngủ

Nếu đang quấy khóc hoặc buồn ngủ, trẻ sẽ không hứng thú hay tập trung vào việc bú sữa. Trong khi đó, phản xạ nuốt vẫn chưa hoàn toàn thuần thục nên đây cũng là một trong lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt. 

Ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường

Thời tiết lạnh, nhiều gió, bé nằm phòng kín có sử dụng thiết bị làm lạnh trong thời gian dài, bé không được ủ ấm kỹ càng,... không khí lạnh đi vào phổi nhiều sẽ làm khô họng, dễ dẫn đến tình trạng nấc ở trẻ.

Yếu tố bệnh lý/ bẩm sinh

Một số trẻ khi sinh ra gặp phải tình trạng hở van dạ dày, khiến lượng sữa sau khi được bú bị trào ngược và ói ra ngoài. Đồng thời, khi mắc phải tình trạng này, trẻ cũng có thể thường xuyên bị ợ hơi, nấc cụt, quấy khóc, suy dinh dưỡng,...

tai-sao-tre-so-sinh-hay-bi-nac-3 Nhiều phụ huynh lo lắng lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể liên quan đến bệnh lý

Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng nấc của trẻ

Sau khi xác định được lý do tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc bằng cách đối chiếu với những thông tin trên. Bạn có thể giúp trẻ khắc phục cơn nấc với một số phương pháp sau đây:

Chú ý tư thế của trẻ

Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ cần lưu ý một vài điểm như sau:

  • Mẹ ôm giữ toàn thân trẻ, giữ đầu cao hơn thân trẻ một chút, không để phần giữa người trẻ tự do thõng xuống.
  • Chạm núm vú vào môi trẻ.
  • Sau khi trẻ há miệng đủ rộng thì nhanh chóng đưa vú vào.
  • Quan sát trẻ đã ngậm vú đúng chưa: Cằm chạm vào vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, quầng vú ít bị lộ hoặc phía trên miệng trẻ hở nhiều hơn phía dưới. Trẻ mút sâu, chậm, thỉnh thoảng dừng lại để nuốt sữa.

Với trẻ được cho bú sữa bình, quá trình cho ăn cần ghi nhớ một số điều cần tránh sau đây:

Tránh để trẻ nuốt nhiều khí dư: Dốc bình cúi xuống sao cho lượng sữa lấp đầy khoảng trống miệng bình.

  • Chú ý lượng sữa chảy ra và tốc độ nuốt của trẻ, không nên cho trẻ bú quá nhanh.
  • Khi bế ôm lấy toàn thân trẻ, hướng đầu hơi cao so với thân, giữ cho trẻ nằm sát thân người bế một cách thoải mái.
tai-sao-tre-so-sinh-hay-bi-nac-4 Trẻ được cho bú đúng cách sẽ ngăn ngừa tình trạng nấc cụt

Phân tán sự chú ý của trẻ

Mẹ có thể dùng những món đồ chơi, làm các hành động khiến trẻ ngạc nhiên, hứng thú, hoặc xoa lưng, dỗ dành,.... Từ đó khiến trẻ phân tán sự chú ý và quên luôn cơn nấc, nhờ vậy có thể khiến nó nhanh chóng biến mất.

Đưa trẻ đi thăm khám

Nếu tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài, hay thường xuyên lặp lại, bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị nấc có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nếu các phụ huynh thường xuyên chú ý, quan tâm và chăm sóc trẻ cẩn thận, cơn nấc sẽ không còn là mối lo ngại đối với trẻ nữa.

Hằng Lê

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo