Ho gà ở người già liệu có nguy hiểm như ở trẻ em?
Ho gà là bệnh được đặt theo sự mô phỏng âm thanh tiếng ho. Khi kết thực cơn ho, bệnh nhân thường có một hơi rít hoặc hú lên khi thở hổn hển. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và gây những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đừng chủ quan vì người già cũng là đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh và phức tạp hơn nhiều. Để tìm hiểu hơn về bệnh ho gà ở người già, cùng tham khảo bài viết này nhé.
Tìm hiểu về tình trạng ho gà ở người già
Bệnh ho gà là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng nếu không kiểm soát kịp thời. Nếu trước kia, trẻ em là những đối tượng mắc bệnh chủ yếu thì ngày nay, người già có hệ miễn dịch kém cũng là đối tượng mắc bệnh với số liệu cao.
Bệnh ho gà do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Chủng vi khuẩn này xâm nhập vào đường hô hấp sau đó giải phóng độc tố khiến đường thở bị sưng.
Bệnh lây truyền cho người khác thông qua dịch tiết từ họng và mũi. Vì trong dịch có chứa vi khuẩn ho gà. Khi nói chuyện, cười đùa, dùng chung không gian thở sẽ bị lây nhiễm thông qua các giọt bắn. Vi khuẩn có thể sống ở môi trường ngoài trong một thời gian nhất định. Vì thế, nếu dịch của người rơi trên bề mặt của đồ vật mà lỡ tay chạm phải và vô tình đưa lên mắt, mũi, miệng thì cũng bị lây nhiễm. Đặc biệt là những người già có sức khỏe, hệ miễn dịch kém.
Triệu chứng ho gà ở người già
Nhìn chung, thời gian đầu mắc bệnh, mọi người thường không phát hiện do nhiều triệu chứng tương tự như cảm lạnh hay cảm cúm: Sổ mũi, sốt nhẹ, mệt mỏi, xuất hiện những cơn ho bất chợt.
Tuy nhiên, chỉ sau 5 - 10 ngày, bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng với mức độ nặng hơn. Tùy vào sức khỏe từng người mà mức độ nghiêm trọng của ho gà có sự khác biệt. Với những người đã tiêm phòng vaccine thì triệu chứng cũng như mức độ bệnh ở mức nhẹ hơn, ít gây biến chứng. Một số triệu chứng ho gà thường gặp ở người lớn:
- Ho kéo dài, dữ dội và đi kèm với đó là thở khó khăn.
- Sau mỗi cơn ho, có tiếng rít như tiếng gà.
- Xuất hiện dấu hiệu nôn sau khi ho.
- Người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức sau khi ho.
Các giai đoạn của bệnh ho gà ở người lớn
Bệnh ho gà bao lâu thì khỏi? Thông thường, bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng 7 - 10 ngày. Bệnh thường kéo dài trong 3 giai đoạn, còn thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu chỉ kéo dài từ 1 - 2 tuần. Trong giai đoạn này, bệnh chỉ biểu hiện giống như bị cảm lạnh hay cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, không được chủ quan mà phải cách ly vì khả năng lây nhiễm thời gian này rất cao.
- Giai đoạn 2: Cơn ho xuất hiện dữ dội hơn trong giai đoạn này. Giữa những cơn ho xuất hiện tình trạng thở, chảy nước mắt, mệt mỏi rũ rượi. Đi kèm với đó là tình trạng nôn nhiều dẫn đến kiệt sức. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 6 tuần, có những trường hợp lên đến 10 tuần.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn phục hồi, các triệu chứng giảm dần và không còn khả năng lây nhiễm. Tùy vào sức khỏe, sức đề kháng của từng người mà khả năng hồi phục có sự khác nhau.
Chẩn đoán và điều trị ho gà ở người lớn
Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc bệnh ho gà cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, người già nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.
Chẩn đoán
Bác sĩ chẩn đoán để xác định tình trạng, mức độ mắc bệnh, tình trạng tổn thương mà có cách điều trị hiệu quả.
Bác sĩ kiểm tra bằng cách tiến hành lấy chất nhầy từ cổ họng hoặc mũi. Sau đó, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng bệnh,...
Điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị ho gà nên bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng cách dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát hoạt động của vi khuẩn và ngăn ngừa mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thông thường, sử dụng kháng sinh erythromycin được áp dụng với người bệnh từ 2 tuần đến 3 tuần. Nếu bệnh nhân không dung nạp erythromycin có thể bác sĩ sẽ chỉ định thay bằng Clarithromycin, Trimethoprimot sulfamethoxazole hoặc Azithromycin.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hay nghe theo chỉ dẫn của người khác. Vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng.
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Để tăng hiệu quả của việc điều trị và đẩy nhanh quá trình phục hồi, người bệnh cần phải kết hợp chăm sóc tại nhà:
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, nên kết hợp với nước ép, sinh tố từ trái cây, rau xanh,... để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng.
- Bổ sung các thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa như cháo, soup, canh hầm,...
- Không nên hút thuốc, ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, dùng thuốc lá, chất kích thích trong thời gian điều trị bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh chân tay sạch sẽ, an toàn, nên kết hợp rửa bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ lây bệnh.
Biện pháp phòng bệnh ho gà ở người lớn
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả hiện nay là tiêm phòng vaccine chống ho gà. Vaccine sẽ được tiêm khi trẻ em từ 2 tháng tuổi nhưng theo thời gian vaccine giảm dần công hiệu. Do đó, người già nên tiêm nhắc vaccine theo lịch để tăng cường sức đề kháng. Đối với người lớn, cột mốc mỗi 10 năm tiêm nhắc vaccine để tăng cường khả năng miễn dịch bệnh.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe chống chọi lại bệnh tật.
Như vậy, hy vọng những thông tin trong bài viết giúp mọi người nắm được một số kiến thức về ho gà ở người già. Từ đó, có cách chủ động bảo vệ, chăm sóc cũng như phòng ngừa hiệu quả.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp