Bệnh ho gà: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị


Ho gà, còn được gọi là Whooping Cough, là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và rất dễ lây lan. Bệnh này thường bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như ho, hắt hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ, nhưng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng sau 1-2 tuần. Trong trường hợp trẻ em, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho gà

Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, hắt hơi, chảy nước mũi và sốt nhẹ, thường trở nên nghiêm trọng hơn sau 1-2 tuần. Ở nhiều người, nó được biểu hiện bằng một cơn ho dữ dội, sau đó là một hơi thở the thé phát ra âm thanh giống như "Whoop".

Trong giai đoạn nặng của bệnh, các cơn ho có thể dữ dội và kéo dài, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 7 đến 14 ngày (tối đa 3 tuần). B. pertussis xâm nhập niêm mạc đường hô hấp, làm tăng tiết chất nhầy, ban đầu mỏng và sau đó là nhớt, dai và dính. Bệnh không biến chứng kéo dài khoảng 6 đến 10 tuần và bao gồm 3 giai đoạn: Khởi phát, toàn phát và hồi phục.

Giai đoạn khởi phát

Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh và có thể ho nhẹ hoặc sốt. Ở trẻ sơ sinh, ho có thể rất ít hoặc thậm chí không có. Trẻ sơ sinh có thể có triệu chứng được gọi là “ngưng thở”. Ngưng thở là sự tạm dừng trong cách thở của trẻ. Ho gà nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi mắc bệnh cần được chăm sóc tại bệnh viện. 

Các triệu chứng ban đầu có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần và thường bao gồm:

  • Sổ mũi;
  • Sốt nhẹ (thường ít trong suốt quá trình bệnh);
  • Ho nhẹ (thỉnh thoảng);
  • Ngưng thở - tạm dừng thở (ở trẻ sơ sinh).

Ho gà trong giai đoạn đầu dường như không khác gì cảm lạnh thông thường. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường không nghi ngờ hoặc chẩn đoán nó cho đến khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện.

Giai đoạn toàn phát

Sau 1 đến 2 tuần và khi bệnh tiến triển, các triệu chứng truyền thống của bệnh ho gà có thể xuất hiện bao gồm:

  • Các cơn ho kịch phát với nhiều cơn ho nhanh, kèm theo tiếng rít. Lặp đi lặp lại ≥ 5 cơn ho nặng xuất hiện liên tiếp trong 1 nhịp thở ra, tiếp theo đó là tiếng ho gà - nhanh, hít sâu.
  • Nôn mửa (trong hoặc sau khi ho).
  • Kiệt sức (rất mệt) sau những cơn ho.

Giai đoạn hồi phục

Quá trình phục hồi sau bệnh ho gà có thể diễn ra chậm, thường là trong vòng 4 tuần. Thời gian trung bình của bệnh là khoảng 7 tuần (khoảng 3 tuần đến 3 tháng hoặc nhiều hơn). Ho có thể tái phát trong nhiều tháng, thường gây ra ở đường hô hấp còn nhạy cảm do kích ứng từ nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Xem thêm chi tiết: Bệnh ho gà bao lâu thì khỏi?

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ho gà 

Trẻ sơ sinh và trẻ em

Ho gà có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây chết người ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ chưa được tiêm vắc xin ho gà.

Khoảng một nửa số trẻ nhỏ hơn 1 tuổi bị ho gà cần được chăm sóc tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ, càng có nhiều khả năng phải điều trị trong bệnh viện. Những biến chứng có thể gặp ở nhóm tuổi này bao gồm:

  • Viêm phổi (nhiễm trùng phổi);
  • Co giật;
  • Ngưng thở (thở chậm lại hoặc ngừng thở);
  • Bệnh não;
  • Tử vong.

Thanh thiếu niên và người lớn

Thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị các biến chứng do ho gà, nhưng thường ít nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở những người đã được chủng ngừa bệnh ho gà. Các biến chứng phổ biến nhất là:

  • Giảm cân;
  • Mất kiểm soát bàng quang;
  • Gãy xương sườn do ho dữ dội.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) ho gà?

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh ho gà.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) ho gà

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc A, bao gồm:

  • Chưa tiêm vắc xin ho gà.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh ho gà

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis, lây truyền qua đường hô hấp, do tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc hầu họng của bệnh nhân mang vi khuẩn ho gà khi ho, hắt xì hơi. Từ khi mắc bệnh, khả năng lây lan giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần dù lúc này người bệnh vẫn còn đang có triệu chứng.

Khả năng tồn tại trong môi trường ngoài của vi khuẩn này rất kém, vi khuẩn sẽ chết trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc với nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hoặc các loại thuốc sát khuẩn.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn gây bệnh ho gà pertussis

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho gà

Chế độ sinh hoạt:

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Nên ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp,… Không được nấu quá loãng vì có thể không cung cấp đủ năng lượng để phục hồi thể trạng
  • Chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, kẽm (Zn), sắt (Fe) như trứng, thịt bò, gà, các loại rau màu xanh đậm.

Phương pháp phòng ngừa ho gà hiệu quả

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh ho gà là tiêm vắc xin ho gà, loại vắc xin mà các bác sĩ thường tiêm kết hợp với vắc xin chống lại hai bệnh nghiêm trọng khác là bạch hầu và uốn ván. Các bác sĩ khuyên nên tiêm chủng ngay từ khi còn nhỏ..

Tìm hiểu để bảo vệ bản thân: Vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván tiêm mấy mũi là đủ?

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ho gà

Chẩn đoán bệnh ho gà bằng cách:

  • Hỏi và xem xét các dấu hiệu, triệu chứng điển hình.
  • Nuôi cấy dịch mũi họng, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp và xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR).
  • Xét nghiệm huyết thanh học.

Phương pháp điều trị ho gà hiệu quả

Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu: Azithromycin: Liều 50mg/kg/ngày x 14 ngày.

Chống bội nhiễm bằng kháng sinh amoxicillin hoặc cephalosporin.

Đối với trẻ < 1 tuổi: Cần cho trẻ nhập viện sớm để điều trị và theo dõi cơn ngưng thở, cho hút hờm, thở oxy, bù nước và dinh dưỡng khi cần thiết.

Theo dõi và điều trị các biến chứng trên thần kinh, hô hấp,… nếu có.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm chi tiết: Ho gà dùng kháng sinh gì để điều trị bệnh?



Chat with Zalo