Giải đáp: Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?

Trẻ sinh non thường nhẹ cân, sức đề kháng cũng yếu hơn nhiều lần so với những bé sinh đủ tháng đủ ngày. Vì thế, việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé cũng khiến các mẹ vất vả hơn nhiều. Biết được trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm sẽ giúp mẹ chủ động cung cấp năng lượng cần thiết để bé phát triển kịp thời với những trẻ đồng trang lứa.

Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?

Những đứa trẻ được sinh ra ở tuần thai từ 28 đến 37, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối được gọi là trẻ sinh non. Các bé sẽ bị nhẹ cân, phổi dễ bị suy hô hấp, có nguy cơ tử vong cao. Những bé sống được thường đối mặt với nguy cơ cao bị bệnh lý về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi…

Ngoài ra, thể chất và tâm thần của trẻ sinh non thường chưa phát triển đầy đủ, dễ mắc bệnh lý khuyết tật bẩm sinh như tim, mù, câm, điếc…Do sức khỏe kém nên nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất khác so với các bé sinh đủ tháng.

Giải đáp: Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm? 1 Câu hỏi “Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?” được nhiều mẹ thắc mắc

Các tài liệu về y khoa cho biết, nên tập cho trẻ ăn dặm vào 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, điều này chỉ tập trung vào những bé khỏe mạnh. Ở các bé sinh non, việc cho ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa vững mạnh có thể gây tăng nguy cơ dị ứng.

Ngược lại, nếu trẻ được tập ăn thức ăn dạng chất rắn quá muộn có thể sẽ rất miễn cưỡng khi chấp nhận thực phẩm mới. Chưa kể, bé cũng gặp rủi ro thiếu máu, thiếu sắt. Nguyên nhân là nguồn dự trữ chất sắt trong cơ thể sắp cạn kiệt trong khi sữa mẹ có chứa hàm lượng chất sắt rất ít.

Vì những lý do này, rất nhiều gia đình băn khoăn không biết trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm. Theo các nghiên cứu, thời điểm thích hợp tập cho trẻ sinh non ăn dặm là 6 tháng tuổi tính từ ngày dự sinh. Thời hạn trễ nhất tập cho bé sinh non ăn dặm là trước 7 tháng tuổi, tính theo tuổi thực tế từ lúc sinh.

Theo nguyên tắc chung, đa phần các bé sinh non khỏe mạnh đã sẵn sàng bắt đầu ăn chất rắn vào giai đoạn 5 đến 7 tháng tuổi tính theo tuổi thực tế. Thời điểm chính xác nên cho trẻ ăn dặm vào lúc nào còn phụ thuộc vào tuổi thai, khả năng phát triển thể chất và đặc biệt là khi mẹ quan sát thấy bé có dấu hiệu đã sẵn sàng cho việc ăn dặm.

Dấu hiệu để tập ăn dặm cho trẻ sinh non

Để biết cơ thể trẻ sinh non đã sẵn sàng chuyển sang chế độ ăn dặm hay chưa, bố mẹ nên quan sát trẻ có ít nhất một trong số các dấu hiệu như:

  • Có thể ngồi vững trên đùi của người lớn hay trên ghế trẻ em với lực hỗ trợ rất nhỏ.
  • Có thể giữ đầu ở vị trí ổn định.
  • Có động tác đưa đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng.
  • Biết hướng đầu, mắt và mở miệng, người nghiêng về phía thìa có chứa thức ăn.
Giải đáp: Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm? 2 Bé ngồi vững trên ghế là dấu hiệu sẵn sàng để tập ăn dặm

Thực đơn tập ăn dặm cho trẻ sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng cần được xây dựng thực đơn ăn dặm với chế độ như sau:

  • Ưu tiên ngũ cốc, tăng cường chất sắt như bột lúa mạch, bột yến mạch, gạo trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Các loại trái cây, rau củ quả, thịt và trứng cần được bổ sung tăng dần từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc trong vòng vài tháng sau khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm.
  • Xay nhuyễn thịt, cá, gà, trứng, đậu.
  • Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như táo, bơ, chuối…
  • Bánh mì mềm, phô mai, cháo mịn, sữa chua…
  • Cung cấp thức ăn mới trong 1 - 2 tuần để xác định xem chúng có khiến bé bị dị ứng hay không.
  • Song song với việc ăn dặm, cần cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Ở những bé 1 tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn nên chiếm khoảng 70% trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.
Giải đáp: Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm? 3 Cần xay nhuyễn thức ăn dặm cho trẻ sinh non

Phương pháp tập ăn dặm ở trẻ sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng có khuynh hướng thích xem người khác ăn khi đến tuổi sẵn sàng tập ăn dặm. Vì thế, bố mẹ có thể tập cho bé ăn dặm theo cách:

  • Cho bé ngồi cùng bàn trong bữa ăn gia đình để bé tìm hiểu giờ ăn.
  • Đặt bé ngồi trên ghế thẳng đứng vững chắc, có thể với tay lấy thức ăn dễ dàng.
  • Nên chọn thời điểm ăn dặm khi bé có cảm giác thoải mái nhất trong ngày, thông thường là vào giữa buổi sáng sau giấc ngủ ngắn.
  • Trước khi tập ăn dặm nên cho trẻ bú một ít sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé không bị quá đói, có tinh thần hào hứng khám phá món ăn mới.
  • Mẹ có thể dùng thìa cà phê nhựa nhỏ, đặt thức ăn vào giữa lưỡi bé. Lần đầu tiên tập ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn chỉ 1 hoặc 2 thìa cà phê thức ăn, sau đó tăng dần vào những ngày sau đó.

Khi tập ăn dặm, em bé có thể nhổ thức ăn ra ngoài hoặc phản ứng lại vào lần đầu tiên. Bố mẹ không nên buồn bã hay thất vọng mà hãy dừng lại và thử lại vài ngày sau đó.

Việc chơi với thức ăn là một phần quan trọng trong quá trình bé học ăn dặm. Do đó, mẹ hãy rửa tay bé thật sạch, chuẩn bị tấm nhựa sạch với khối thức ăn cắt nhỏ để bé vừa chơi, vừa trải nghiệm vị giác trên ngón tay chính mình.

Giải đáp: Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm? 4 Nên cho bé bú trước buổi tập ăn dặm

Lưu ý khi cho trẻ sinh non ăn dặm

Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm còn phụ thuộc vào cách bố mẹ tập cho bé ăn. Cụ thể, dù cho trẻ ăn dặm theo bất kỳ phương pháp nào thì bố mẹ cũng cần chú ý một số điểm quan trọng bao gồm:

  • Cho trẻ ăn đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng, mỗi bữa ăn cần đảm bảo có đủ 4 nhóm thức ăn là tinh bột, chất đạm, rau củ, dầu mỡ.
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, mỗi bữa ăn chỉ giới thiệu cho bé 1 loại thức ăn.
  • Khuyến khích bé tự dùng tay hoặc thìa để lấy thức ăn.
  • Cho bé ăn ngay cả khi bị bệnh.
  • Nên tập dần để bé ăn tất cả các thức ăn của người lớn.
  • Thực phẩm dành cho bé ăn dặm phải tươi mới, được bảo quản đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Không nên nêm nếm gia vị khi nấu thức ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi.
  • Cần tránh những yếu tố gây xao nhãng trong bữa ăn như điện thoại, tivi.

Bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh là điều quan trọng để thúc đẩy bé phát triển tốt, nhất là ở những trẻ sinh non. Hy vọng những chia sẻ trên từ Hà An Pharmacy đã giúp các bậc phụ huynh có được lời giải đáp cụ thể nhất cho thắc mắc “Trẻ sinh non mấy tháng được ăn dặm?”. Mẹ hãy xây dựng thực đơn với đầy đủ dưỡng chất và tham khảo ý kiến bác sĩ để giúp bé luôn khỏe mạnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo