Giải đáp thắc mắc đau xương khớp có ăn được măng không?

Đối với người bị đau khớp, chế độ ăn uống có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển của bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống khi bị viêm khớp để không làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Đau xương khớp có ăn được măng không?

Măng là thực phẩm ngon, giòn và dễ ăn nhưng thực tế măng rất ít chất dinh dưỡng, ngoại trừ chất xơ. Măng có chứa cyanide, sau khi vào cơ thể con người dễ chuyển hóa thành acid cyanhydric, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông oxy trong máu, làm tăng triệu chứng đau nhức, đặc biệt là đối với những người bị đau khớp thì việc ăn măng lại càng bất lợi.

Hơn nữa, chất axit oxalic trong măng còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ và tích tụ canxi của cơ thể, cản trở quá trình hấp thụ kẽm, không tốt cho xương khớp. Mặt khác, măng tươi chứa nhiều độc tố, nếu không chế biến đúng cách dễ gây ngộ độc thực phẩm như hoa mắt, chóng mặt, nôn ói, co giật.

Tóm lại, người lớn tuổi bị đau xương khớp không nên thường xuyên ăn măng, người trẻ không đau khớp có thể ăn măng nhưng mỗi lần không quá 100 gam. Khi chế biến măng cần rửa sạch, thái mỏng, ngâm nước lạnh qua đêm. Không nên đậy nắp để chất độc trong măng thoát ra ngoài. Sau đó, cho măng vào nồi luộc từ 2 đến 3 lần, để ráo nước.

giai-dap-thac-mac-dau-xuong-khop-co-an-duoc-mang-khong 1.png
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển của bệnh đau khớp

Một số người không nên ăn măng

Trẻ em đang tuổi dậy thì

Măng chứa nhiều chất khó tiêu như cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành phức chất khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Ăn nhiều măng có thể dẫn đến còi xương do thiếu canxi, chậm phát triển do thiếu kẽm nên hạn chế sử dụng cho trẻ em tuổi dậy thì.

Người bị sỏi thận

Axit oxalic cũng có thể kết hợp với canxi để hình thành sỏi thận. Vì vậy, người bị bệnh sỏi thận không nên ăn măng.

giai-dap-thac-mac-dau-xuong-khop-co-an-duoc-mang-khong 2.png
Người bị sỏi thận không nên ăn măng

Người bị bệnh về dạ dày, tiêu hóa, xơ gan

Măng là thức ăn khó tiêu. Ở người xơ gan, măng có thể gây khó chịu và làm tổn thương dạ dày, thực quản. Người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa sẽ bị đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày axit, thậm chí chảy máu thành bụng khi ăn măng. Người già có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thực phẩm này.

Người thường xuyên dùng aspirin

Người dùng aspirin thường xuyên khi ăn măng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Vì măng có chứa độc tố cyanide nên nếu chế biến không đúng cách sẽ không tốt cho cơ thể. Để loại bỏ độc tố, măng nên được luộc, ngâm hoặc phơi nắng trước khi nấu. Bạn chú ý là không bao giờ ăn măng sống.

Phụ nữ có thai

Măng chứa khá nhiều chất độc, trong đó nguy hiểm nhất là chất glucozit, tạo ra acid xyanhydric. Sau khi vào đến dạ dày, dưới tác dụng của men tiêu hóa và các chất chua trong dạ dày, các glicozit bị phân hủy, sau đó axit xyanhydric được bài tiết ra ngoài dưới dạng chất nôn.

Đã có nhiều mẹ bầu bị ngộ độc măng ở các mức độ khác nhau. Các biểu hiện ngộ độc măng là nôn mửa, đau bụng, nhức đầu, tương tự như ngộ độc sắn. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Bệnh nhân gout

Người bệnh gout không nên ăn măng. Khi bị bệnh gout, bạn cần theo dõi chế độ ăn uống của mình vì măng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến bệnh gút nặng hơn. Măng tre, măng trúc, măng tây và các loại thực phẩm tăng trưởng nhanh khác sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể, vì vậy bệnh nhân gout nên tránh ăn.

giai-dap-thac-mac-dau-xuong-khop-co-an-duoc-mang-khong 3.jpg
Người bệnh gout không nên ăn măng vì măng làm tăng nồng độ axit uric trong máu

Hướng dẫn cách loại bỏ độc chất trong măng

Hầu hết măng chua hay măng ngâm chua đều chứa axit và chất bảo quản gây hại cho cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo chúng ta có thể chọn loại măng tươi rồi sau đó chế biến. Măng có chứa chất độc hại nhưng những chất này dễ hòa tan trong nước. Do đó, để loại bỏ các chất độc trong măng, bạn cần:

  • Măng trước khi chế biến cần gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi ngâm nước lạnh 1 ngày. Không đậy nắp khi ngâm để chất độc trong măng có thể thoát ra ngoài.
  • Thái măng thành miếng nhỏ, đem luộc với lá ngót để giải độc. Khi măng mềm, vớt măng ra, rửa măng nhiều lần.
  • Măng sau khi rửa sạch cần luộc qua 2 đến 3 lần rồi tiếp tục ngâm nước vo gạo 2 ngày. Nước vo gạo cần thay 2 lần một ngày. 
  • Hoặc bạn cũng có thể cắt măng thành từng khúc nhỏ, cho ít ớt vào luộc cùng, sau khi măng chín rửa măng nhiều lần.
  • Măng dù được luộc nhiều lần vẫn giữ được độ ngọt và giòn. Khi nấu măng không nên đậy nắp nồi để chất độc trong măng thoát ra ngoài.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, măng tuy ngon và có nhiều lợi ích nhưng ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Có thể gây ngộ độc, đau lưng nên tốt nhất nên ăn vừa phải, mỗi lần không quá 100 gam và sơ chế loại bỏ nội độc tố của măng trước khi chế biến.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc đau xương khớp có ăn được măng không, hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn đọc hiểu được công dụng của măng cũng như cách sơ chế măng trước khi sử dụng. 

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo