Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì và những điều cần biết
Dính thắng môi trên còn có tên gọi khác là phanh môi bám thấp, đây là một trong những dị tật bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ em. Trường hợp này thường không quá nghiêm trọng tuy nhiên cha mẹ cũng cần có cách xử lý kịp thời và thích hợp để tránh các hệ quả sau này. Sau đây mời các bạn theo dõi bài viết của Hà An Pharmacy để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì?
Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh dính thắng môi hay dính thắng lưỡi là rất cao vì vậy cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về hiện tượng này để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Dính thắng môi trên là thuật ngữ mô tả tình trạng phanh môi ngắn, dày và dính chặt vào phần lợi gây hạn chế cử động của môi. Đây là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ và không phải là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Thắng môi trên hay còn gọi phanh phôi là một tấm niêm mạc và dải dây chằng nằm ở khe giữa chân răng của hai răng cửa hàm trên, tương đương với nhân trung ở phía ngoài. Thắng môi bình thường có tác dụng giúp môi trên ôm khít với miệng, tạo nụ cười đẹp.
![Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/444444_64adfb9748.jpg)
Trẻ sơ sinh bị dính thắng môi sẽ gặp khó khăn cho việc bú sữa và có thể gây đau cho mẹ khi cho con bú. Với trẻ dưới 6 tháng, dính thắng môi làm gián đoạn đến việc ti sữa, gây phát sinh đến một số vấn đề như: Nứt, đau, ngứa, tăng nguy cơ nhiễm trùng núm vú,…
Thắng môi bám thấp từ độ 3, 4 sẽ ảnh hưởng tới môi và xương hàm, tác động tới mô nha chu vùng răng cửa trên dẫn đến tình trạng tiêu xương, tụt nướu, bệnh nha chu, răng mọc lệch lạc, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, gây khe răng cửa thưa và mất sự hài hòa khuôn mặt của trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng môi?
Các mẹ sẽ có thể xem con bạn đang gặp khó khăn gì bằng cách quan sát con bú và dựa vào những dấu hiệu sau:
- Phanh môi của trẻ ngắn bất thường và bám chặt vào lợi.
- Trẻ bú sữa mẹ sữa một cách khó khăn và người mẹ thấy đau khi cho con bú.
- Trẻ hay quấy khóc, gắt gỏng vì bú không đủ lượng sữa.
- Trẻ có xu hướng thích bú bình và bú bình dễ dàng hơn bú sữa mẹ.
Do dấu hiệu dính thắng môi khá giống dính thắng lưỡi và có trường hợp trẻ mắc đồng thời cả hai dị tật này, vì vậy cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bệnh. Khi bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ, các gia đình có thể chuyển sang cho bé bú bình giúp bé nạp đủ lượng sữa, tránh tình trạng suy dinh dưỡng.
![Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/222222_9c0e83b5c3.jpg)
Cách điều trị dính thắng môi ở trẻ sơ sinh
Thông thường việc điều trị sẽ được thực hiện khi các răng nanh vĩnh viễn đã mọc lên và không còn khoảng hở giữa 2 răng cửa. Trong trường hợp khe thưa giữa 2 răng cửa không thể đóng một cách tự nhiên các bác sĩ sẽ tiến hành cắt thắng môi cho trẻ trước, sau đó kết hợp chỉnh nha.
Dưới đây là các phương pháp điều trị dính thắng môi hiệu quả mà chúng tôi đã tổng hợp hợp được:
Phẫu thuật
Đây là phương pháp phổ biến, khá đơn giản và thường được nhiều gia đình lựa chọn. Các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ chuyên dụng để cắt phần tấm niêm mạc dính lợi, thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ mà không cần gây tê toàn thân. Sau khoảng 7 – 10 ngày sau, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh răng khi vết thương lành.
Trong trường hợp thể trạng của trẻ quá yếu hoặc đang mắc các bệnh tim mạch hay các bệnh về máu thì phải dùng phương pháp điều trị khác. Sau khi phẫu thuật, cha mẹ lưu ý cách chăm sóc trẻ đúng cách như: Cho bé ăn thức ăn lỏng, mềm, vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, không cho bé cắn vật cứng. Khi thấy bé có các dấu hiệu bất thường như chảy máu, sốt,... hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
![Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/phanh_moi_bam_thap_3_d9065f39e0.jpg)
Dùng laze
Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại mới được áp dụng cho nhiều căn bệnh khác nhau và khá phổ biến trong lĩnh vực y học. Khi dùng laze trẻ sẽ không bị đau và chảy máu, thời gian bình phục cũng nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý việc cắt thắng môi cho trẻ bằng laser có thể gây bỏng nên các chuyên gia không khuyến khích sử dụng phương pháp này cho trẻ sơ sinh. Phương pháp này cũng khá tốn kém, bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn những rủi ro.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi "Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì?". Vấn đề dính thắng môi ở trẻ sơ sinh bẩm sinh có thể khiến bé gặp phải một số vấn đề khi bú, cũng như khiến cha mẹ lo lắng. Vì vậy các mẹ cần thường xuyên đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia sữa mẹ để có những chẩn đoán chính xác nhất, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp