Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cao huyết áp là gì
Cao huyết áp là bệnh phổ biến mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều đã nghe qua. Tuy nhiên để hiểu sâu về cao huyết áp là gì thì không phải ai cũng biết.
Do bệnh cao huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng, nên nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh tình của mình một cách tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, hoặc sau khi xảy ra một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Những kiến thức về cao huyết áp sau sẽ giúp bạn hiểu cụ thể cao huyết áp là gì, đồng thời giúp bạn phòng tránh những biến chứng nguy hại do cao huyết áp gây ra.
Cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp thường không biểu hiện triệu chứng
Huyết áp được xác định bởi cả lượng máu bơm vào và lượng kháng mạch máu trong động mạch. Máu bơm càng nhiều và động mạch càng hẹp, thì huyết áp của bạn càng cao. Do đó, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh cao huyết áp là do áp lực của máu cao tác động lên động mạch.
Bạn có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có triệu chứng. Do đó, khả năng kiểm soát bệnh thường khó, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ, bao gồm đau tim và đột quỵ. Và một khi đã được chẩn đoán bị huyết áp cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị hợp lý.
Triệu chứng
Hầu hết dấu hiệu của tăng huyết áp thường không biểu hiện rõ, ngay cả khi chỉ số huyết áp đạt đến mức nguy hiểm cao.
Một vài người bị huyết áp cao có thể bị nhức đầu, thở dốc hoặc chảy máu cam. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng này không cụ thể, và thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp đã đến giai đoạn nguy hiểm hoặc đe dọa đến mạng sống.
Khi nào nên đến gặp bác sỹ
Bạn nên kiểm tra huyết áp thường xuyên, ít nhất 1 năm 1 lần
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp càng cao. Đặc biệt tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở giới trẻ ngày càng gia tăng do lối sống không lành mạnh. Do đó, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp cũng như nhiều bệnh khác. Nếu như đã được chẩn đoán bị cao huyết áp hoặc các bệnh tim mạch, bạn nên thường xuyên đi đo huyết áp và kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Nếu không có điều kiện đi khám, bạn có thể kiểm tra huyết áp miễn phí tại hội chợ tài nguyên y tế, hoặc các địa điểm công cộng khác.
Các máy đo huyết áp công cộng, chẳng hạn như các máy có trong các hiệu thuốc, có thể cho bạn kết quả tương đối mà không hoàn toàn chính xác, do những máy này phụ thuộc vào một số yếu tố, chẳng hạn như kích cỡ vòng bi và cách sử dụng máy.
Nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp giúp bạn hiểu rõ hơn cao huyết áp là gì
Để biết rõ cao huyết áp là gì, hãy tìm hiểu 2 loại cao huyết áp sau:
Cao huyết áp nguyên phát: Đối với hầu hết người lớn tuổi, không có nguyên nhân nào gây ra huyết áp cao. Loại huyết áp cao này, được gọi là tăng huyết áp chính (cần thiết), có khuynh hướng phát triển dần qua nhiều năm.
Cao huyết áp thứ phát: Một số người bị huyết áp cao do một số tình trạng tiềm ẩn. Loại huyết áp cao này được gọi là cao huyết áp thứ phát, có khuynh hướng xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với huyết áp cơ bản. Các bệnh mạn tính, và thuốc men có thể dẫn đến tăng huyết áp thứ phát, bao gồm:
- Khó thở khi ngủ
- Các vấn đề về thận
- U tuyến thượng thận
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Một số khuyết tật bẩm sinh trong mạch máu
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc tránh thai, thuốc cảm lạnh, thuốc giảm đau, thuốc giảm đau bán tự do …
- Các loại ma túy, chẳng hạn như cocaine và amphetamine
- Lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu lâu dài
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh
Bệnh cao huyết áp do nhiều yếu tô như thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh…
Huyết áp cao có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tuổi tác: Qua tuổi trung niên, hoặc khoảng 45 tuổi, huyết áp cao phổ biến ở nam giới. Phụ nữ có nhiều khả năng bị huyết áp cao sau 65 tuổi.
- Sắc tộc: Huyết áp cao đặc biệt phổ biến ở người da đen, thường phát triển ở độ tuổi sớm hơn so với ở người da trắng. Các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim và suy thận, cũng phổ biến hơn ở người da đen.
- Lịch sử gia đình: Huyết áp cao có xu hướng xảy ra những người trong gia đình.
- Thừa cân, béo phì: Khi thừa cân, cơ thể cần thêm máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mô. Khi đó, lượng máu lưu thông qua mạch máu tăng lên, và gây áp lực lên thành động mạch.
- Không hoạt động thể chất: Những người không hoạt động thể chất có xu hướng có nhịp tim cao hơn. Tỉ lệ nhịp tim càng cao, tim càng khó làm việc, gây ra những cơn co giật và lực mạnh hơn trên động mạch. Ít hoạt động thể chất cũng gây nguy cơ thừa cân.
- Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá (kể cả hút gián tiếp) ngay lập tức làm tăng huyết áp tạm thời, đồng thời các chất hóa học trong thuốc lá có thể làm hỏng lớp màng của các thành mạch. Điều này có thể làm cho động mạch của bạn thu hẹp, tăng huyết áp.
- Quá nhiều muối (natri) trong chế độ ăn uống: Quá nhiều natri trong chế độ ăn uống của bạn có thể khiến cơ thể giữ lại chất lỏng, làm tăng huyết áp.
- Quá ít kali trong chế độ ăn uống: Kali giúp cân bằng lượng natri trong tế bào. Nếu bạn không có đủ kali trong chế độ ăn uống, cơ thể bạn có thể tích tụ quá nhiều natri trong máu.
- Quá ít vitamin D trong chế độ ăn uống: Vitamin D có thể ảnh hưởng đến một enzyme được sản xuất bởi thận có ảnh hưởng đến huyết áp.
- Uống quá nhiều rượu: Theo thời gian, uống rượu nhiều có thể làm tổn thương đến tim. Uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày ở nam giới và nhiều hơn 1 ly mỗi ngày ở phụ nữ có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
- Căng thẳng: Mức căng thẳng cao có thể dẫn đến gia tăng huyết áp tạm thời. Nếu bạn cố gắng thư giãn bằng cách ăn nhiều hơn, sử dụng thuốc lá hoặc uống rượu, thì chỉ làm nghiên trong hơn vấn đề về huyết áp cao.
- Một số bệnh mãn tính: Một số bệnh mạn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, như bệnh thận, tiểu đường và ngưng thở khi ngủ.
- Đôi khi việc mang thai cũng góp phần gây ra huyết áp cao.
Với những thông tin hữu ích trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về bệnh cao huyết áp và có thể tự mình trả lời câu hỏi cao huyết áp là gì.
Hường
Nguồn: Mayoclinic