Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
Khi bị chó cắn không chích ngừa có sao không hay bắc buộc phải đi chích ngừa? Có thể bạn chưa biết, tỷ lệ mắc bệnh dại ở nước ta trong những năm gần đây tăng cao ở mức đáng báo động và một số trường hợp trong số đó đã tử vong. Chính vì vậy, khi bị chó cắn bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần đi kiểm tra, thăm khám.
Bị chó cắn không chích ngừa có sao không?
Bệnh dại là bệnh mà không lây trực tiếp từ người mà lây qua động vật nhiễm bệnh. Nếu nước bọt của động vật bị bệnh dại tiếp xúc với mắt, mũi hay vết thương hở của người bệnh thì sẽ rất mắc bệnh. Hiện nay, ở Việt Nam hơn 96% số bệnh nhân mắc bệnh dại là do chó, mèo cắn.
![Bị chó cắn không chích ngừa có sao không? 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_khong_chich_ngua_co_sao_khong_1_a67ecfda15.jpeg)
Vậy khi bị chó cắn không chích ngừa có sao không? Nếu bạn bị chó cắn, trước hết hay theo dõi chú chó đó xem có những biểu hiện thất thường như: Sùi bọt mép, mắt đỏ, chảy dãi… hay không. Nếu chú chó cắn bạn có một số biểu hiện như trên, hãy đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Nếu chú chó cắn bạn chưa được tiêm phòng dại trước đó, thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tiêm phòng, phòng ngừa những hệ lụy nguy hiểm sau này. Đặc biệt là khi bạn xuất hiện các biểu hiện như: Vết cắn sâu, vết cắn ở đầu, cổ, mặt, không theo dõi được trực tiếp con vật, lên cơn co giật mà có biểu hiện bị dại…
Ngược lại, nếu chú chó đã được tiêm phòng dại, thì bạn có thể theo dõi tại nhà, làm theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày. Nguy hiểm hơn, sau khi bị chó dại cắn bạn có thể ủ bệnh lên tới 2 tháng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động đi thăm khám ngay khi bị chó cắn, tuyệt đối không chủ quan, bởi bạn rất có thể đã bị chó dại cắn và đang trong giai đoạn ủ bệnh.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chó cắn
Như đã đề cập ở trên, sau khi bị chó dại cắn, thời gian ủ bệnh sẽ từ 15 ngày đến 2 tháng. Thời gian ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào lượng virus trong cơ thể nhiều hay ít, vết cắn sâu hay chỉ xước nhẹ. Nếu vết thương nặng, thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Biểu hiện đầu tiên khi bạn bị nhiễm virus là: Sốt, mệt mỏi, tê và đau vết thương, đau đầu… Khi virus đã xâm nhập vào não bộ người bệnh sẽ có biểu hiện như: Sợ ánh sáng, sợ gió, sợ tiếng động, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp. Nếu bệnh tiến triển nhanh người bệnh sẽ không thể ăn uống được do không thể nuốt được. Ở thời điểm này, bệnh nhân có thể sẽ tử vong trong khoảng 1 tuần.
![Bị chó cắn không chích ngừa có sao không? 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_khong_chich_ngua_co_sao_khong_2_a66bebf967.jpg)
Khi bị chó cắn, mặc dù nặng hay nhẹ đều phải được sơ cứu kịp thời. Đối với các vết xước nhẹ hay kể cả vết cắn sâu đều sẽ để lại hậu quả nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn bị chó cắn, trước tiên bạn cần sơ cứu khi bị chó cắn đúng cách như sau:
- Kiểm tra ngay vết cắn: Nếu vết cắn chỉ là vết xước nhẹ, bạn có thể có xử lý bằng cách cơ bản như: Rửa vết thương dưới vòi nước sạch, dùng xà phòng, muối hoặc dùng cồn sát khuẩn, băng vết thương bằng băng keo cá nhân.
- Tuy nhiên nếu vết cắn có một số những trường hợp dưới đây, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra vết thương:
- Vết cắn chảy máu nhiều và chảy liên tục trong khoảng 15 phút.
- Vết cắn sâu trên 2cm.
- Vết cắn ở bộ phận sinh dục hoặc ở đầu.
- Nếu vết thương có xuất hiện mủ, miệng vết thương không khô và gặp một số trường hợp sau đây thì bạn nên đi đến ngay trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra và xử lý kịp thời: Vết thương sưng đỏ, sốt kèm theo đau nhức, vết thương có mủ…
Một số lưu ý cần nhớ khi bị chó cắn
![Bị chó cắn không chích ngừa có sao không? 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bi_cho_can_khong_chich_ngua_co_sao_khong_3_ba515397d8.jpg)
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, khi bị chó cắn bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn, tuyệt đối không được dùng những loại thuốc không rõ nguồn gốc.
- Khi chó có biểu hiện bị dại, hãy đưa chúng đi tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn.
- Nuôi chó ở những khu vực sạch sẽ, khô ráo, thường xuyên tắm rửa và hạn chế cho chó tiếp xúc với chó hoang. Đeo rọ mõm cho chó khi đi ra ngoài đường.
- Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ nên liên tục để mắt đến con. Tránh để tiếp xúc với chó, mèo. Hãy dạy cho con trẻ cách tự bảo vệ bản thân, không trêu chó khi chúng đang ngủ hoặc đang ăn.
Nếu không may bạn bị chó dại cắn, hãy thật bình tĩnh và thực hiện theo những điều dưới đây để ngăn virus dại lây nhiễm:
- Tuyệt đối không được bôi dầu hỏa, nặn bóp, đắp lá vào vết thương.
- Rửa sạch vết cắn bằng xà phòng và nước sạch. Dùng cồn để sát khuẩn vết cắn.
- Nếu vết thương nặng, nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị kịp thời.
- Tiêm vacxin phòng dại ngay sau khi bị chó cắn nếu như chó có xuất hiện một số biểu hiện dại.
Trên đây là những thông tin cần thiết trả lời cho câu hỏi bị chó cắn không chích ngừa có sao không và một số lưu ý cần biết để tránh nhiễm virus dại. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Lại Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp