Sản phụ sau sinh ăn gì để không táo bón? Tuyệt chiêu trị táo bón cho bà mẹ
Có rất nhiều yếu tố tác động đến vấn đề táo bón của sản phụ và trở nên phức tạp theo thời gian. Điều này sẽ chỉ là một biểu hiện thông thường nếu không có dấu hiệu ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Sau sinh ăn gì để không táo bón? Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng với Nhà Thuốc Hà An để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Vì sao táo bón sau sinh ngày càng tăng lên?
Để có thể xác định sau sinh ăn gì để không táo bón, trước hết chúng ta cần biết được bệnh tình chuyển biến do đâu. Việc trải qua quá trình sinh thường hay sinh mổ không nói lên những đối tượng có nguy cơ mắc táo bón sau sinh. Rất nhiều nguyên nhân gây nên sự nghiêm trọng của triệu chứng này, có thể kể đến như:
Không rèn luyện cơ thể
Các vết thương sau quá trình mang thai chưa có dấu hiệu hồi phục và vẫn còn gây đau nhức. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ theo thói quen lười vận động, dành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi. Hệ quả là các chức năng của ruột có phần bị chững lại, phân ứ đọng dài ngày tích tụ bị dạ dày tái hấp thu nước. Dần dần thì nó trở nên khô lại, gây cảm giác khó khăn khi đại tiện.
Thiếu nước
Ngoài vấn đề mất máu trong quá trình sinh con, các mẹ lại càng dễ bị thiếu hụt nước. Tương tự đối với việc cho con bú, nguồn nước được lấy từ cơ thể mẹ cũng dùng cho việc tạo sữa. Thiếu đi nguồn nước khiến cho quá trình làm mềm phân trở nên phức tạp, từ đó gây ra táo bón.
Mất cân bằng dinh dưỡng
Xuất phát từ hoạt động ăn kiêng của các bà mẹ khắt khe hơn rất nhiều so với những đối tượng khác. Vì vậy mà mẹ thường bỏ quên việc bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể. Thay vào đó lại tăng cường các thực phẩm chứa nhiều đạm hỗ trợ lợi sữa nhưng dẫn đến nguy cơ táo bón kéo dài.
![Sản phụ sau sinh ăn gì để không táo bón? Tuyệt chiêu trị táo bón cho bà mẹ 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_an_gi_de_khong_tao_bon_tuyet_chieu_tri_tao_bon_cho_ba_me_1_bcd88022e4.jpg)
Ảnh hưởng của tác động vật lý
Trong những tuần cuối của thai kỳ trước khi bước vào chuyển dạ, sự phát triển của thai nhi gây nên những vấn đề phức tạp. Nguy cơ tạo ra lực chèn ép lên các cơ quan của hệ tiêu hóa như ruột non, ruột thẳng, ruột kết,… Điều này khiến cho chức năng của nhu động ruột bị yếu đi rất nhiều, biểu hiện của táo bón càng trở nên rõ ràng.
Bên cạnh đó, sau giai đoạn vượt cạn thì cơ thể mẹ sẽ có hiện tượng xuất huyết hay sản dịch ra nhiều. Chính vì thế mà máu không thể vận chuyển kịp đến nuôi đại tràng nhằm chuyển hóa và đào thải chất cặn bã.
Sau sinh bị táo bón có nguy hiểm hay không?
Táo bón gần như xảy ra ở phụ nữ sau thời kỳ mang thai bởi thói quen chăm sóc bản thân không lành mạnh. Điều này diễn biến theo nhiều mức độ, từ nhẹ đến nguy cấp. Và nếu bệnh còn chuyển biến nhẹ thì chưa có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, không nhận biết sớm cũng như đưa ra phương án điều trị táo bón thì khả năng sẽ xuất hiện nhiều biến chứng:
- Tỉ lệ bị trĩ cao: Việc táo bón khiến cho hoạt động đại tiện trở nên vô cùng khó khăn khi phải dùng sức rặn đẩy phân ra. Hệ quả là gây chèn áp lực lên ổ bụng, các búi trĩ cùng vì thế mà ngày càng lớn dần. Vậy nên, nếu chị em chủ quan trong thời gian dài sẽ dẫn đến xác suất bị trĩ cao.
- Hệ tiêu hóa nhiễm độc tố: Biểu hiện điển hình của chứng táo bón là phân bị tồn đọng nhiều ngày trong ruột. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của hệ tiêu hóa như gây ra chướng bụng, buồn nôn,… phản ứng lâu dài là sẽ khiến suy nhược cơ thể, cảm xúc trở nên tiêu cực.
![Sản phụ sau sinh ăn gì để không táo bón? Tuyệt chiêu trị táo bón cho bà mẹ 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_an_gi_de_khong_tao_bon_tuyet_chieu_tri_tao_bon_cho_ba_me_2_30e5897322.jpg)
Sau sinh ăn gì để không táo bón?
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hằng ngày chính là phương pháp điều trị dứt điểm táo bón sau sinh. Dưới đây là một số nhóm thức ăn quen thuộc mà mẹ nên bỏ túi ngay vào trong thực đơn để cải thiện chứng bệnh:
Đu đủ chín
Bên cạnh nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, thành phần của đu đủ còn có enzyme tiêu hóa papain hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Có thể nói đây là hệ quả của việc đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, enzyme papain còn có khả năng giải phóng protein trong đại tràng, vấn nạn táo bón cũng được giảm thiểu. Ngoài ra, đu đủ còn là một loại trái cây mang lại hiệu quả lợi sữa tốt cho mẹ sau sinh.
Khoai lang
Đây là nguồn thực phẩm mang lại giá trị nhuận tràng tốt, là lựa chọn lý tưởng cho việc “Sau sinh ăn gì để không táo bón?”. Hàm lượng chất xơ có trong một củ khoai lang là khoảng 4gr, cùng với đó là nhiều thành phần dưỡng chất khác. Chính vì điều đó mà khoai lang có tác dụng chữa khó đi tiêu rất tốt. Khoai lang cũng được cho là một thực phẩm lành tính, duy trì chất lượng của nguồn sữa mẹ.
![Sản phụ sau sinh ăn gì để không táo bón? Tuyệt chiêu trị táo bón cho bà mẹ 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/san_phu_an_gi_de_khong_tao_bon_tuyet_chieu_tri_tao_bon_cho_ba_me_3_9adbe37ae0.jpg)
Rau diếp cá
Có thể nói công dụng của diếp cá là vô cùng đa dạng như thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Đối với việc hỗ trợ tình trạng táo bón, diếp cá sẽ làm mềm phân, cải thiện quá trình bài tiết. Loại lá này có một lượng chất xơ không nhỏ, là giải pháp điều hòa nhu động ruột, giúp cho hoạt động tiêu hóa đều đặn hơn. Các mẹ có thể chế biến diếp cá bằng việc ăn sống hoặc xay lấy nước uống.
Vừng đen
Vừng đen được mệnh danh như một dược phẩm điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có cả việc chữa táo bón. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vừng đen hỗ trợ giải độc cơ thể, sát khuẩn, tiêu nhiệt và nhuận tràng.
Để trị táo bón từ nguồn thực phẩm này, các mẹ có thể chế biến món vừng rang trộn mật ong. Với tần suất ăn 2 bữa/ngày và liên tục trong 2 - 3 ngày, nhất định mẹ sẽ không phải vất vả vì táo bón nữa. Ngoài ra, nấu chè vừng đen hay cho vừng vào cháo cũng là một cách đem lại giá trị nhuận tràng tốt.
Làm sao để giải quyết táo bón sau sinh cho các bà mẹ?
Bên cạnh chuyện sau sinh ăn gì để không táo bón, nhiều chị em vẫn thắc mắc về những hoạt động có thể giải quyết táo bón. Cùng với một vài lời khuyên hữu ích dưới đây, chị em hoàn toàn phòng tránh được khả năng táo bón:
Uống nước ấm
Nhiều chị em chắc hẳn sẽ bỏ qua tác dụng của nguồn nước ấm cho việc chống táo bón. Khi bổ sung một lượng chất xơ vào cơ thể, chúng cần nước để có thể hấp thụ và làm mềm phân. Lời khuyên cho các bà mẹ là trung bình mỗi ngày hãy uống 1,5 - 2 lít nước. Ngược lại, thiếu nước sẽ khiến phân trở nên khô cứng và chứng táo bón sau sinh cũng vì thế mà trở nặng hơn.
Vận động cơ thể thường xuyên
Đây là điều rất quan trọng trong việc kích thích các cơ quan thực hiện chức năng hiệu quả. Có thể là máu sẽ lưu thông đều đặn hơn, tiêu hóa tốt hay vết thương sau sinh hồi phục nhanh chóng. Chính vì vậy mà mẹ nên dành thời gian đi lại nhẹ nhàng và để cho cơ thể được vận động một chút.
Duy trì tinh thần thoải mái
Đây cũng là một trong những nhân tố làm thay đổi xu hướng phát triển của nhiều căn bệnh. Cảm giác lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài làm cho biểu hiện rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Điều mà các bà mẹ cần làm là giữ một tâm thế lạc quan, thoải mái để cơ thể từ từ phục hồi tích cực.
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp về câu hỏi “Sau sinh ăn gì để không táo bón?”. Bên cạnh đó Nhà Thuốc Hà An cũng đưa ra một số thông tin hữu ích liên quan đến chứng táo bón sau sinh. Mong rằng các chị em đã tích lũy được cho mình những kinh nghiệm quý giá và hãy đồng hành cùng Nhà Thuốc Hà An trong những bài viết tiếp theo nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com