Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối là tình trạng phổ biến, và hầu hết các trường hợp như vậy đều không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu bị đau thượng vị cần đi khám và điều trị, nhất là khi mang thai những tháng cuối.
Nguyên nhân dẫn đến đau thượng vị khi mang thai tháng cuối
Đau thượng vị khi mang thai có đặc điểm là đau trên rốn và giới hạn ở xương sườn. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai trong những tháng cuối của thai kỳ do áp lực của tử cung phát triển, sự căng của dây chằng tròn, tác dụng của Progesterone,…
Chứng đau thượng vị khi mang thai tháng cuối cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa cần được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau thượng vị khi mang thai tháng cuối
Tử cung phát triển gây áp lực lên dạ dày
Khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ, đau thượng vị có thể là dấu hiệu nhận biết sớm khi mang thai sớm. Điều này không có gì lạ, vì phụ nữ mang thai thường bị đau bụng hoặc chuột rút, táo bón và chướng bụng.
Khi mang thai những tháng cuối, đặc biệt là 3 tháng cuối, tử cung có xu hướng phát triển mạnh mẽ và lớn dần lên. Lúc này thai nhi sẽ lớn dần và tử cung sẽ chiếm nhiều diện tích trong bụng. Tình trạng này có thể gây áp lực lên vùng thượng vị và vùng xung quanh, dẫn đến khó chịu ở bụng và vùng thượng vị.
Việc tử cung lớn lên gây áp lực lên dạ dày là tình trạng phổ biến, tuy nhiên nếu đau bụng trên dữ dội, thai phụ cần chủ động đến bệnh viện để khám và điều trị.
Tác dụng Progesterone
Progesterone là một loại hormone tăng trưởng tăng đột biến trong thời kỳ mang thai. Điều này thường cản trở nhu động ruột, gây đau thượng vị.
Khi mang thai, hormone progesterone và estrogen đều tăng đột biến và kết quả là nhu động ruột thay đổi, làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn đến dạ dày. Do đó, bạn phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa hết thức ăn. Tình trạng này có thể gây áp lực lên tử cung và gây táo bón.
Ngoài ra, khi progesterone cao, nó cũng có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, đau thượng vị, đau ở ổ bụng và các triệu chứng khác. Để cải thiện điều này, bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp kiểm soát, chẳng hạn như bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp đầy đủ nước.
Nếu mẹ bầu bị đau bụng trên diễn tiến dữ dội mà các biện pháp chăm sóc không hiệu quả thì nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt và được điều trị hợp lý.
Căng dây chằng tròn
Sự căng của dây chằng tròn nâng đỡ tử cung có thể là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị cho bà bầu. Các dây chằng dày lên từ phần đầu của phần trên của tử cung đến xương mu. Chức năng chính của nó là hỗ trợ tử cung và ngăn ngừa các tổn thương liên quan.
Tuy nhiên, khi mang thai, dây chằng này có xu hướng giãn ra khi thai nhi phát triển và tăng kích thước. Hiện tượng này khiến bà bầu khó chịu, không thoải mái và gây ra các cơn đau vùng bụng, đau thượng vị, mông, lưng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng thượng vị. Theo thống kê, có khoảng 17 - 45% phụ nữ mang thai mắc bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị đau vùng thượng vị.
Khi tử cung lớn hơn, nó có thể gây áp lực lên thực quản và dạ dày, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm.
Các vấn đề về gan và mật
Ứ mật có thể xảy ra khi các hormone nội sinh thay đổi trong thai kỳ. Tình trạng này điển hình với các triệu chứng ngứa ngoài da không nổi mề đay, mẩn ngứa. Trong một số trường hợp, thai phụ bị đau vùng thượng vị, vàng mắt hoặc da, buồn nôn và nôn.
Ứ mật khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và các biến chứng nguy hiểm. Để kiểm soát điều này, trong một số trường hợp, thai phụ được lên lịch sinh sớm để ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của em bé.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau thượng vị ở bà bầu, đặc biệt là sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Biểu hiện phổ biến nhất của tiền sản giật là huyết áp cao.
Hầu hết thai phụ bị tiền sản giật không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Để khắc phục, các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước, hạn chế dung nạp đồ ăn nhiều muối, sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp an toàn, kết hợp nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, thai phụ có thể bị chóng mặt, choáng váng, đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa hoặc có thể co giật. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể dẫn đến các biến chứng và tăng nguy cơ tử vong.
Co thắt chuyển dạ
Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu của những cơn co thắt, chuyển dạ. Cơn đau thường bắt đầu ở phía trên tử cung (vùng thượng vị) và gây căng tức, đau buốt và thường là những cơn đau dữ dội.
Ngoài những cơn đau bụng trên, thai phụ có thể xuất hiện những cơn co thắt kèm theo nước ối bị vỡ và chảy máu âm đạo. Lúc này thai phụ cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.
Đau thượng vị khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, bởi nếu để tình trạng nặng, cơ thể mẹ không hấp thụ được chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến suy nhược, huyết áp cao và trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng dễ dẫn đến sinh non, nhẹ cân, còi cọc ngay từ trong bụng mẹ.
Vì vậy, bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp càng sớm càng tốt để hỗ trợ điều trị kịp thời, không để ảnh hưởng đến thai nhi.
Chữa đau thượng vị khi mang thai tháng cuối như thế nào?
Thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp
Để hỗ trợ điều trị đau thượng vị khi mang thai tháng cuối một cách hiệu quả, mẹ bầu nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, cụ thể:
- Sau mỗi bữa ăn, bà bầu nên nghỉ ngơi ngay để thức ăn được chuyển hóa tốt hơn ở dạ dày, ruột và ngăn chặn tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.
- Bà bầu bị đau thượng vị tháng cuối thai kỳ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tăng cường khả năng hấp thụ chất của cơ thể, giúp mẹ và bé khỏe mạnh.
- Bà bầu không nên để quá đói vì điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng axit trong dạ dày và khiến các cơn đau dạ dày trong 3 tháng cuối thai kỳ trở nên trầm trọng hơn.
- Bà bầu nên ăn điều độ trong mỗi bữa, không nên ăn quá no, nhằm hạn chế lượng thức ăn đi vào dạ dày, giúp giảm gánh nặng cho dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Mẹ bầu không nên hoạt động, vận động mạnh sau khi ăn vì có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Mẹ chỉ được tập thể dục sau bữa ăn 2 - 3 tiếng
- Mẹ có thể hít thở sâu và thư giãn sau khi ăn, điều này sẽ giúp giảm sự gia tăng axit trong dạ dày.
Kế hoạch sinh hoạt khoa học
- Thời gian ngủ: đau đau thượng vị khi mang thai tháng cuối cần thời gian đi ngủ lý tưởng vào khoảng 9h tối, đặc biệt các mẹ phải đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, thư giãn và phục hồi năng lượng cho ngày hôm sau. Đặc biệt, cần tuân thủ lịch trình ngủ nghỉ khoa học như vậy để tránh làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn và khiến tình trạng đau thượng vị khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.
- Tập luyện các bộ môn đơn giản như bơi lội, đi bộ, thiền, tập yoga,… sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần cho bà bầu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau thượng vị khi mang thai hiệu quả.
- Tâm lý thoải mái: Một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau thượng vị tháng cuối thai kỳ là do căng thẳng thường xuyên. Vì vậy, khi mẹ bầu tháng cuối bị đau thượng vị, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, mệt mỏi, không nên thức khuya, ngủ đủ giấc để hỗ trợ điều trị bệnh đau thượng vị.
Đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn về bệnh đau thượng vị khi mang thai tháng cuối. Đau thượng vị khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả thai kỳ và em bé trong bụng mẹ. Hi vọng qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị sớm bệnh đau thượng vị khi mang thai tháng cuối.
Nhung Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp