Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng không chịu ăn
Bé bị tay chân miệng không chịu ăn là khó khăn lớn của cha mẹ khi chăm con ốm bệnh. Làm theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
![Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng không chịu ăn 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_cach_cham_soc_be_bi_tay_chan_mieng_khong_chiu_an_1_843bf156d3.jpg)
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng là bé bị nổi nhiều mụn nước ở vùng tay, chân và xung quanh miệng. Khi các mụn nước này vỡ ra tạo thành những vết lở loét, trẻ sẽ vô cùng đau nhức mỗi khi ăn uống hay đi lại. Chính vì thế bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên cáu bẳn, quấy khóc không chịu ăn và dẫn tới sụt cân. Điều này khiến không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu. Trẻ không ăn được sẽ không có sức để kháng lại bệnh, bệnh tình vì thế mà càng nặng thêm và lâu khỏi hơn. Vì vậy ngoài việc chữa bệnh cho con, còn phải đảm bảo dinh dưỡng ngay cả khi trẻ không ăn uống như bình thường được.
Điều nên làm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
![Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng không chịu ăn 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_cach_cham_soc_be_bi_tay_chan_mieng_khong_chiu_an_2_da92309c0a.jpg)
- Cho trẻ lựa chọn ăn những món bé thích
- Thức ăn ở dạng lỏng mềm dễ nuốt như cháo, bột, sữa chua, váng sữa,…
- Ăn ít hơn vào mỗi bữa và tăng số lượng bữa lên để đảm bảo đủ dinh dưỡng mỗi ngày
- Không cho bé ăn đồ nóng vì làm các vết loét càng thêm đau nhức. Đồ ăn nên để nguội hoặc làm mát
- Khi bé không muốn ăn nữa thì nên dừng ngày lại. Cho bé ăn kèm một số món dễ ăn lại có dinh dưỡng cao: sữa, sữa chua, nước ép hoa quả, bánh flan,…
- Cho trẻ uống kèm thêm vitamin, khoáng chất nếu cần thiết nhưng nhớ phải theo liều lượng của bác sĩ nhi khoa có chuyên môn
- Sau khi ăn, cố gắng vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ. Sau đó cho bé nhịn hoàn toàn cho tới bữa sau đó. Không vì thấy bé ăn ít mà bắt bé ăn lắt nhắt suốt ngày vì điều này khiến cho miệng bé càng bị tổn thương nặng hơn. Nên cho bé ăn đúng bữa, khi xong thì vệ sinh răng miệng cho bé ngay.
- Nếu trẻ vẫn trong độ tuổi bú mẹ thì vẫn để bé bú bình thường, tăng số lần bú và giảm lượng sữa mỗi lần.
- Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, chú ý không để mụn nước ở tay bé vỡ ra nhiều
- Muỗng, chén, bát,… của con phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
Điều không nên làm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
![Hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tay chân miệng không chịu ăn 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/huong_dan_cach_cham_soc_be_bi_tay_chan_mieng_khong_chiu_an_3_99cbf56ae2.jpg)
- Tuyệt đối không ép ăn khiến bé khó chịu hay sợ hãi
- Không cho trẻ thức ăn cứng, không vệ sinh
- Với thức ăn nào bé không ăn được thì dừng luôn và đổi sang món khác
- Loại bỏ tất cả đồ ăn nóng trong thực đơn dinh dưỡng khi chăm bé bị tay chân miệng
- Không cho bé ăn cùng với các bé khác (bé bị tay chân miệng hay bé khỏe mạnh)
Thường thì bé bị tay chân miệng không chịu ăn trong khoảng từ 4 – 6 ngày. Trong giai đoạn chăm sóc trẻ bị tay chân miệng này các ông bố bà mẹ chỉ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, không khiến bé đói lả, mệt mỏi là được. Sau khi lành bệnh bé sẽ tự quay trở lại thói quen và ăn bù lại lúc bị ốm.
Huyền Trang