Có nên chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian?
Đường thở bị tắt nghẽn khi nghẹt mũi khiến trẻ sơ sinh cảm thấy khó chịu và gây khó khăn cho việc hít thở. Dù ngạt mũi có làm bé bị chảy nước mũi hay không cũng khiến trẻ gặp rắc rối khi ăn uống và ngủ. Do đó trẻ hay quấy khóc và khiến bố mẹ vô cùng lo lắng.
Ưu điểm của phương pháp dân gian chữa ngạt mũi
Sử dụng dầu tràm nguyên chất, ngửi hương tinh dầu bạc hà hay tỏi đều là những phương pháp dân gian giúp điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh. Các thành phần của các bài thuốc này có mùi rất đặc trưng, thơm nhẹ, không nồng hay quá hắc. Đặc biệt có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Cụ thể:
- Kháng khuẩn, kháng nấm: Thành phần của dầu tràm có khoảng 50% Eucalyptol và khoảng 10% α-Terpineol. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm rất tốt. Sử dụng dầu tràm sẽ ức chế được các virus cúm gây bệnh đường hô hấp cũng như đẩy nhanh việc tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn ký sinh gây bệnh trên da trẻ sơ sinh.
- Điều trị ngạt mũi, viêm xoang: Nhờ tính kháng khuẩn mạnh, dầu tràm dễ dàng làm mềm các dịch nhầy và tác nhân gây hại ở khoang mũi để đào thải chúng ra ngoài. Nhờ đó, khoang mũi luôn sạch, tình trạng ngạt mũi hay viêm xoang cũng được cải thiện hơn.
- Trị ho: Hoạt chất Terpinen-4-ol trong tinh dầu tràm giúp ngăn cản sự phát triển của virus gây bệnh, làm ấm cơ thể, hỗ trợ phòng và điều trị các triệu chứng ho, khò khè do thay đổi thời tiết.
- Chống cảm lạnh: Thoa tinh dầu tràm lên bàn tay, bàn chân, ráy tai hoặc dùng để xông hơi hay hòa nước tắm sẽ giúp cơ thể trẻ ấm lên, tăng khả năng tránh gió và chống cảm lạnh hiệu quả.
- Chống viêm: Bên cạnh đặc tính kháng khuẩn, Terpinen-4-ol nồng độ cao dầu tràm còn có khả năng làm dịu, chống viêm hiệu quả. Các mẹ có thể bôi tinh dầu tràm lên các vị trí sưng tấy để làm giảm viêm do histamin gây ra cho trẻ.
Với những công dụng kể trên, các mẹ hoàn toàn sử dụng dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tỏi,... là một trong những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Ngoài ra nó còn tác dụng hiệu quả với các vấn đề liên quan tới hô hấp khác của bé yêu như: Ho, cảm cúm thông thường hay do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh phương pháp dân gian khá an toàn
Cách chữa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh dân gian tại nhà
Xông hơi trong phòng cho trẻ với tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà không chỉ giúp sát khuẩn không khí, giảm ngạt mũi, phòng ngừa cảm mạo cho bé yêu mà còn cho cả gia đình bạn. Để mùi bạc hà lan tỏa khắp phòng, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn đốt tinh dầu, máy phun sương hay máy tạo độ ẩm. Trẻ ngửi được mùi hương sẽ giảm được tình trạng ngạt mũi và cảm thấy dễ chịu hơn.
Sử dụng tỏi trị ngạt mũi cho trẻ
Tỏi có nhiều thành phần có lợi với sức khỏe. Đặc biệt nó có khả năng giúp trẻ sơ sinh cải thiện hiệu quả tình trạng ngạt mũi. Đồng thời, nguyên liệu này còn ngăn ngừa tình trạng viêm mũi, ngăn cản sự hình thành và phát triển của nhiều vi khuẩn có hại đến đường hô hấp.
Bạn có thể lấy tỏi giã nát, lấy nước cốt trộn với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, lau khô mũi cho trẻ. Lấy bông gòn thấm hỗn hợp thu được lúc nãy, sau đó đưa vào trong mũi của trẻ. Cách này giúp thông mũi, giảm ngạt mũi hiệu quả cho bé yêu nhà bạn.
Tỏi trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả
Thoa dầu tràm lên da bé
Theo Đông y, tinh dầu tràm có tính ấm nhưng không gây nóng rát nên rất an toàn cho làn da bé. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm ra tay, xoa đều rồi thoa lên lưng, ngực, lòng bàn tay hoặc gan bàn chân của bé. Bạn cũng có thể massage một lúc để vừa làm ấm cơ thể, giúp giảm ho vừa chữa trị được ngạt mũi, sổ mũi, giảm các bệnh hô hấp ở trẻ.
Biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ: Không hút thuốc lá trong phòng, không để thú cưng trong nhà, thường xuyên vệ sinh máy lạnh, giữ thảm lau nhà luôn sạch, đóng cửa sổ nếu trẻ bị dị ứng phấn hoa… Đây đều là những cách giúp ngăn ngừa chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ: Các mẹ bỉm sữa có thể vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Tuy nhiên, lạm dụng cách này quá nhiều lần trong ngày có thể gây khô dịch mũi nên bạn cần lưu ý.
- Bổ sung nước cho cơ thể: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cho trẻ bú nhiều vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giúp bổ sung nước để cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh. Nếu bé đến tuổi ăn dặm có thể uống nước thì bạn có thể cho trẻ uống thêm nước ấm và bổ sung nước trái cây.
- Chú trọng tăng sức đề kháng cho trẻ: Cho trẻ bú và ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc. Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi cần ngủ đủ 18 tiếng mỗi ngày.
- Tránh các nguồn lây nhiễm: Thời điểm giao mùa hoặc các đợt dịch bệnh bùng phát, cần tránh cho trẻ đến các nơi công cộng tập trung đông người. Đeo khẩu trang và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang nghi mắc các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Đưa trẻ đi tiêm phòng các loại vắc-xin đầy đủ, đúng lịch.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ đúng cách thường xuyên để hạn chế bị ngạt mũi
Nghẹt mũi không chỉ khiến trẻ sơ sinh khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề ăn ngủ và sức khỏe tổng thể của bé. Sử dụng cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian đã và đang được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng trong việc chữa ngạt mũi cho bé. Nếu không thấy dấu hiệu thuyên giảm, phụ huynh nên đưa con đi bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp