Có nên áp dụng cách đánh cảm nắng cho trẻ nhỏ không?
Cách đánh cảm nắng là một trong những phương pháp dân gian giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, liệu rằng chúng ta có nên áp dụng cách đánh cảm nắng cho trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 12 tháng tuổi không? Với bài chia sẻ sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin về vấn đề này.
Đánh cảm nắng là gì?
Đánh cảm nắng hay cạo gió là một trong những phương pháp Đông Y phổ biến thường được kết hợp với xông hơi, xoa bóp hoặc châm cứu, thuốc hay dưỡng sinh. Đây là phương pháp giúp trẻ thải động một cách nhanh chóng khỏi bệnh và cảm thấy dễ chịu hơn.
Việc thực hiện đánh cảm nắng giúp đả thông khí huyết, kinh mạch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng cường việc thải độc ra ngoài, giãn cơ, thư giãn, giảm các giác mệt mỏi,...
Đánh cảm nắng cho trẻ được thực hiện khi bé có những dấu hiệu:
- Cảm cúm, đau đầu, sốt, hắt hơi, sổ mũi, ớn lạnh, sợ gió.
- Trẻ có biểu hiện đau đầu, đau lưng đơn thuần.
- Chóng mặt, mệt mỏi, sốt.
- Trẻ có dấu hiệu cảm nắng đầu, khô miệng, ra mồ hôi, nước tiểu ít, vàng đậm, họng đỏ.
![Có nên áp dụng cách đánh cảm nắng cho trẻ nhỏ không 1](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Co_nen_ap_dung_cach_danh_cam_nang_cho_tre_nho_khong_1_453d2e91c6.jpg)
Có nên đánh cảm nắng cho trẻ em dưới 1 tuổi không?
Tuy việc đánh cảm nắng khá hiệu quả với người lớn nhưng với những đối tượng như trẻ em và trẻ dưới 1 tuổi thì các chuyên gia y tế khuyên rằng không nên áp dụng cách chăm sóc này với trẻ. Khi đánh cảm nắng cho trẻ có thể gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn:
Da trẻ là khá non nớt và nhạy cảm và mỏng. Trong khi việc đánh cảm nắng cho trẻ sẽ sử dụng lực tạo ma sát cũng như nhiệt sẽ gây ra những tổn thương trên da của trẻ có thể gây chảy máu, xung huyết, hoặc có thể nhiễm trùng.
Cách đánh cảm nắng cho trẻ thường áp dụng khi trẻ bị cảm. Lúc này trẻ thường sẽ có biểu hiện sốt. Đánh gió sẽ làm sinh thêm nhiệt khiến tình trạng sốt càng nặng hơn. Trẻ sốt cao kéo dài không được chữa trị gây ra những dấu hiệu nguy hiểm như hôn mê, co giật.
Những đối tượng là trẻ nhỏ thì những tiến triển của bệnh thường diễn biến rất nhanh. Nên các bậc phụ huynh cần lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách hạn chế những nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ nhỏ.
![Có nên áp dụng cách đánh cảm nắng cho trẻ nhỏ không 2](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Co_nen_ap_dung_cach_danh_cam_nang_cho_tre_nho_khong_2_caead699b9.jpg)
Phương pháp điều trị cảm nắng cho trẻ nhỏ an toàn
Trong trường hợp trẻ nhỏ bị cảm nắng, không bắt buộc các bậc phụ huynh lựa chọn cách đánh cảm mà có thể áp dụng các điều trị chăm sóc cho trẻ:
Cho trẻ uống nhiều nước: Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa công thức hoặc sữa mẹ để giúp sẽ bù nước. Khi trẻ bị cảm nắng thường sẽ bị sốt cũng như mất nước vì thế cần bổ sung nước giúp trẻ tăng cường sức đề kháng hơn.
Vệ sinh sạch tai mũi họng cho trẻ: Khi trẻ bị cảm nắng cần chú ý trong việc vệ sinh đường hô hấp ngoài cho trẻ ở bộ phận tai mũi họng. Nên súc họng cho trẻ, vệ sinh tai cũng như hút mũi sạch để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt hơn. Hệ hô hấp sạch sẽ giúp trẻ phục hồi sức khỏe tốt hơn nhất là khi trẻ bị cảm. Thì các cơ quan hô hấp ngoài cũng sẽ bị tác động rất nhiều.
Dùng nước muối sinh lý: Bố mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng và làm sạch mũi,... hạn chế sự trú ngụ của vi khuẩn ở đây, từ đó giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Cân bằng nhiệt độ trong phòng: Bố mẹ nên sử dụng máy lọc không khí hoặc máy hút ẩm đẻ giúp làm cân bằng độ ẩm trong không khí để giúp trẻ được hít thở không khí trong lành giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe khi bị cảm nắng.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Ngoài việc cho trẻ uống nhiều nước và sữa khi chăm sóc trẻ bị cảm nắng cần cho trẻ ăn uống đa dạng thực phẩm. Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng dễ nuốt và dễ dàng tiêu hóa.
![Có nên áp dụng cách đánh cảm nắng cho trẻ nhỏ không 3](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/Co_nen_ap_dung_cach_danh_cam_nang_cho_tre_nho_khong_3_5e93d5b369.jpg)
Sử dụng thuốc hạ sốt: Khi bị cảm nắng nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì bố mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Để giúp hạ nhiệt độ cơ thể ở mức an toàn, hạn chế tình trạng sốt cao gây ra co giật nguy hiểm hơn có thể gây hôn mê vô cùng nguy hiểm
Dùng thuốc cảm: Việc sử dụng thuốc cảm này cần được sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Bên cạnh tìm cách đánh cảm nắng cho trẻ thì cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tích cực hơn từ các bác sĩ chuyên khoa. Họ tư vấn cách điều trị cũng như chăm sóc cho trẻ phù hợp và đảm bảo an toàn.
Cùng với đó, trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa hay mùa hè nắng nóng khi cho trẻ ra ngoài cha mẹ cần cho con đội mũ, che chắn cẩn thận, nên bổ sung vitamin D, vitamin nhóm B, các vi khoáng cho trẻ như kẽm, crom hay lysine. Các thành phần này sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh tốt hơn.
Qua những chia sẻ trên đây về cách đánh cảm nắng cho trẻ em sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin hữu ích. Qua đó, mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh áp dụng cách chăm sóc trẻ đúng đắn và an toàn.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp