Viên nang Kagasdine 20mg Khapharco điều trị loét dạ dày, tá tràng (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc dạ dày
Quy cách
Viên nang cứng - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Omeprazol
Thương hiệu
Khapharco - KHAPHARCO
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-16386-12
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Kagasdine 20mg là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa (Khapharco). Thuốc có dược chất chính là omeprazol. Thuốc được dùng trong chỉ định loét dạ dày, loét tá tràng; trào ngược dịch dạ dày – thực quản; hội chứng zollonger – Ellison.
Cách dùng
Khuyến cáo dùng thuốc Kagasdine Khapharco vào buổi sáng, nuốt nguyên viên thuốc với nửa cốc nước, không nhai hay nghiền viên thuốc.
Liều dùng
Điều trị loét tá tràng
Liều khuyến cáo cho bệnh nhân loét tá tràng thể hoạt động là 20mg/ngày. Hầu hết bệnh nhân khỏi bệnh trong vòng 2 tuần. Nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biểu hiện tổn thương chưa liền, có thể điều trị thêm 2 tuần nữa.
Ở bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc có thể dùng liều 40mg/ngày và thường được chữa khỏi trong 4 tuần.
Dự phòng tái phát loét tá tràng
Để dự phòng tái phát loét tá tràng ở bệnh nhân có H.pylori âm tính hoặc việc loại trừ H.pylori không thể thực hiện, liều khuyến cáo 20mg/ngày. Một vài bệnh nhân có thể đáp ứng đầy đủ với liều 10mg/ngày. Trong trường hợp điều trị thất bại có thể tăng lên liều 40 mg/ngày.
Điều trị loét dạ dày
Liều khuyến cáo 20mg/ngày. Hầu hết bệnh nhân chữa khỏi trong vòng 4 tuần. Nếu bệnh nhân chưa được chữa khỏi hoàn toàn, có thể điều trị thêm 4 tuần nữa. Những bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị, có thể dùng liều 40mg/ngày và bệnh thường khỏi trong vòng 8 tuần điều trị.
Dự phòng tái phát loét dạ dày
Liều dự phòng cho loét dạ dày tái phát ở bệnh nhân loét dạ dày đáp ứng điều trị kém là 20 mg/ngày. Có thể tăng lên liều 40mg/ngày nếu cần.
Diệt H.pylori trong bệnh loét dạ dày - tá tràng
Để diệt H.pylori, việc lựa chọn kháng sinh nên cân nhắc đến khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân và được thực hiện theo các hướng dẫn điều trị và dạng kháng thuốc ở quốc gia, khu vực hoặc địa phương:
Omeprazol 20mg + clarithromycin 500mg + amoxicillin 1g, ngày 2 lần uống trong 1 tuần hoặc Omeprazol 20mg + clarithromycin 250mg + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg) x 2 lần/ngày trong 1 tuần hoặc Omeprazol 40mg/ngày + amoxicillin 500mg + metronidazol 400mg (hoặc 500mg hoặc tinidazol 500mg) x 3 lần/ngày uống trong 1 tuần.
Trong mỗi phác đồ điều trị, có thể cho bệnh nhân điều trị lặp lại nếu vẫn còn dương tính với H.pylori.
Điều trị loét dạ dày và tá tràng do NSAIDs
Liều khuyến cáo 20mg/ngày. Hầu hết bệnh nhân khỏi trong vòng 4 tuần điều trị. Những bệnh nhân chưa khỏi hoàn toàn, có thể điều trị thêm 4 tuần nữa.
Dự phòng loét dạ dày và tá tràng do NSAIDs ở những bệnh nhân có nguy cơ (tuổi >60, tiền sử loét dạ dày-tá tràng, có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên): Liều khuyến cáo 20mg/ngày.
Điều trị trào ngược thực quản: Liều khuyến cáo 20mg/ngày, uống trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu chưa khỏi hoàn toàn. Ở bệnh nhân nặng, liều khuyến cáo 40mg/ngày uống trong 8 tuần.
Điều trị kéo dài cho bệnh nhân đã chữa khỏi trào ngược thực quản: Liều khuyến cáo 10mg/ngày, có thể tăng lên 20 - 40mg/ngày nếu cần.
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày- thực quản: Liều khuyến cáo 20mg/ngày. Cân nhắc điều chỉnh liều cho từng bệnh nhân. Nếu không thể kiểm soát được các triệu chứng trong vòng 4 tuần, nên cân nhắc việc rà soát thêm cho bệnh nhân.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Nên điều chỉnh liều theo từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định trên lâm sàng. Liều khuyến cáo 60mg/ngày.
Những bệnh nhân bệnh nặng và không đáp ứng đầy đủ với các liệu pháp khác được kiểm soát hiệu quả và trên 90% bệnh nhân được duy trì ở liều 20 - 120mg/ngày. Nên chia uống ngày 2 lần khi liều dùng vượt quá 80mg/ngày.
Các đối tượng đặc biệt:
Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10 kg:
Điều trị trào ngược thực quản, điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản
Liều khuyến cáo như sau:
- ≥1 tuổi: 10 - 20 kg: 10 mg/ngày, có thể tăng lên liều 20mg/ngày nếu cần.
- ≥ 2 tuổi: >20 kg: 20 mg/ngày, có thể tăng lên liều 40mg/ngày nếu cần.
Điều trị trào ngược thực quản: 4 - 8 tuần.
Điều trị triệu chứng ợ nóng và trào ngược acid ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản: 2 - 4 tuần. Nên tiến hành rà soát thêm nếu không thể cải thiện triệu chứng sau 2 - 4 tuần.
Trẻ em và thanh thiếu niên trên 4 tuổi:
Điều trị loét tá tràng do nhiễm H.pylori: Khi lựa chọn liệu pháp phối hợp phù hợp cho bệnh nhân nên xem xét các hướng dẫn chính thức tại các quốc gia, khu vực và địa phương về đề kháng vi khuẩn, thời gian điều trị (thường là 7 ngày nhưng có khi lên đến 14 ngày) và sử dụng kháng sinh hợp lý. Nên tiến hành điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ. Liều khuyến cáo như sau:
- 31 - 40kg: Omeprazol 20mg + amoxicillin 750mg + clarithromycin 7,5mg/kg cân nặng, uống 2 lần/ngày trong 1 tuần
- > 40kg: Omeprazol 20mg + amoxicillin 1g + clarithromycin 500mg, uống 2 lần/ngày trong 1 tuần.
- Suy gan: Liều khuyến cáo 10 - 20 mg/ngày.
- Suy thận, người cao tuổi (> 65 tuổi): Không cần chỉnh liều.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Thông tin về quá liều của omeprazol còn hạn chế. Các triệu chứng quá liều đã được báo cáo: buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Ngoài ra còn các triệu chứng như lãnh đạm, trầm cảm và lú lẫn cũng đã được mô tả trong một số ca đơn lẻ.
Xử trí: Các triệu chứng quá liều của omeprazol được mô tả là thoáng qua và không có hậu quả nghiêm trọng nào được báo cáo. Tỷ lệ thải trừ thuốc không đổi khi tăng liều. Điều trị triệu chứng nếu cần thiết.
Khi uống quá liều, chỉ điều tri triệu chứng, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Kagasdine Khapharco, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất ở bệnh nhân là đau đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn/nôn.
Thường gặp, 1/100<ADR < 1/10:
- Thần kinh: Đau đầu.
- Tiêu hóa: Buồn nôn/nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
- Tâm thần: Mất ngủ.
- Thần kinh: Choáng váng, ngủ gà, dị cảm.
- Da và mô dưới da: Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mày đay.
- Gan: Tăng men gan.
- Cơ xương: Gãy xương hông, cổ tay, cột sống.
- Toàn thân: Khó chịu, phù ngoại biên.
Hiếm gặp, 1/1 0000 <ADR<1/1000:
- Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Tâm thần: Kích động, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác.
- Chuyển hóa: Giảm natri huyết.
- Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn như sốt, phù mạch, phản ứng phản vệ/sốc phản vệ.
- Tâm thần: Kích động, lú lẫn, trầm cảm.
- Thần kinh: Rối loạn vị giác.
- Mắt: Nhìn mờ.
- Hô hấp: Co thắt phế quản.
- Tiêu hóa: Khô miệng, viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hóa.
- Gan: Viên gan có hoặc không có vàng da.
- Da: Hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng.
- Cơ xương: Đau cơ, đau khớp.
- Thận: Viêm thận kẽ.
- Toàn thân: Tăng tiết mồ hôi.
Rất hiếm gặp, ADR < 1/10000:
- Máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
- Tâm thần: Nóng nảy ảo giác.
- Gan: Suy gan, bệnh não ở những bệnh nhân đã có bệnh gan.
- Cơ xương: Yếu cơ.
- Sinh sản: Nữ hóa tuyến vú.
- Da và mô dưới da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Tần suất chưa rõ:
- Chuyển hóa: Hạ magnesi huyết, hạ magnesi huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến hạ calci huyết hay hạ kali huyết.
- Tiêu hóa: Viêm đại tràng vi thể.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.