Thuốc tiêm Cerebrolysin 5ml điều trị rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ (1 vỉ x 5 ống x 5ml)
Danh mục
Thuốc tiêm chích
Quy cách
Thuốc tiêm - Hộp 1 Vỉ x 5 Ống x 5ml
Thành phần
Peptid Cerebrolysin concentrate, Sodium hydroxide, Tinh Chất Peptide
Thương hiệu
EVER Neuro Pharma - OM PHARMA
Xuất xứ
Áo
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-15431-12
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Cerebrolysin 5ml có thành phần chính là Cerebrolysin dùng để điều trị rối loạn trí nhớ, rối loạn độ tập trung; sa sút trí tuệ do thoái hóa, bao gồm bệnh Alzheimer, do bệnh bạch não, do nhồi máu đa.
Cerebrolysin là dạng peptid sản xuất bằng phương pháp cắt đoạn bởi enzym dựa trên công nghệ sinh học đã được chuẩn hoá. Cerebrolysin được sản xuất từ protein não lợn được tinh chế. Dạng dung dịch của Cerebrolysin dùng để tiêm hoặc truyền, không chứa protein, lipit hoặc các hợp chất có tính kháng nguyên.
Cách dùng
Thuốc dùng để tiêm.
Liều dùng
Cerebrolysin liều dùng tới 5ml có thể tiêm bắp. Lớn hơn 5ml có thể tiêm tĩnh mạch hoặc truyền. Cerebrolysin có thể pha trong dung dịch chuẩn (nước muối sinh lý, dung dịch Ringer, glucose 5%, dextran 40) và truyền chậm trong vòng tối thiểu 20 - 60 phút.
Cerebrolysin tiêm ngày một lần và trong vòng tối thiểu 10 - 20 ngày. Đó được coi là 1 liệu trình điều trị.
Trong trường hợp nhẹ có thể dùng 1 - 5ml, trường hợp nặng từ 10 - 30ml, độ dài của thời gian điều trị và liều phụ thuộc vào tuổi của người bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thường thì quá trình điều trị kéo dài 3 hoặc 4 tuần. Liệu trình điều trị có thể nhắc lại vài lần và điều đó phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Giữa các đợt điều trị, nên nghỉ thuốc.
Trong trường hợp nặng không nên ngừng thuốc đột ngột, mà nên tiếp tục điều trị bằng cách tiêm thuốc ngày 1 lần và 2 ngày 1 lần, trong thời gian 4 tuần. Từ những thử nghiệm lâm sàng trên, hướng dẫn liều dùng cho người lớn được gợi ý như sau:
-
Sa sút trí tuệ: Liều từ 5 - 30ml/24giờ.
-
Sau cơn đột quỵ ngập máu hoặc chấn thương sọ não 10 - 60ml/24 giờ.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp quá liều, cần tiến hành điều trị triệu chứng.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Sản phẩm liên quan







Tin tức











