Cây trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không?
Các loại cây trong nhà vốn đã phong phú lại nhiều loại có hình dáng giống nhau. Lại có những loại bản chất là một loài thực vật nhưng có nhiều tên gọi khác nhau. Không khó hiểu khi mọi người nhầm lẫn các loài cây cảnh với nhau. Ví dụ điển hình nhất là cây vạn niên thanh và cây trầu bà. Nhiều người không biết cây trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không.
Cây trầu bà là cây gì?
Cây trầu bà còn có tên gọi khác là cây hoàng kim, hoàng tam điệp, thạch cam tử thực chất cũng là cây vạn niên thanh leo. Cây trầu bà cũng thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Epipremnum aureum và có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là loài dây leo, có thân mềm, lá màu xanh hình tim, dày và mọng nước. Rễ cây mọc ở các đốt trên thân. Cây có thể trồng trong đất hoặc sống thủy sinh và ưa bóng râm. Đây là lý do nó thường được trồng trong nhà, trong các khu văn phòng hay làm vườn tường ở các tòa nhà công cộng.
Cây trầu bà có kích thước tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và môi trường sinh sống. Càng được chăm sóc tốt và nhiều dinh dưỡng, cây càng phát triển lớn vì đây là cây sống lâu năm. Lá cây xanh quanh năm, chỉ đến khi già đi sẽ vàng úa rồi rụng.
Cây trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không?
Cây trầu bà là loại cây cảnh phổ biến, trước đây cây trầu bà được gọi là cây vạn niên thanh, rất ít người gọi là trầu bà. Sau này, cái tên trầu bà được gọi nhiều hơn cho loại cây này để phân biệt với loại vạn niên thanh không leo.
Nếu xét theo chi họ thì cây vạn niên thanh là cây thuộc họ ráy và có nhiều chi khác nhau. Trầu bà và vạn niên thanh là một trong số các chi của họ ráy. Do đó, cây trầu bà không phải là cây vạn niên thanh. Tuy nhiên, xét về tên gọi và cách phân loại ở Việt Nam thì đây cũng có thể coi là một loại cây vạn niên thanh.
Cây trầu bà có mấy loại phổ biến?
Cây trầu bà được chia thành nhiều loại khác nhau và căn cứ vào màu sắc lá. Cụ thể là:
- Trầu bà xanh có lá màu xanh lục, có thể xen kẽ vài vệt trắng hoặc không.
- Trầu bà vàng có hình dáng tương tự trầu bà xanh nhưng lá và cuống không phải màu xanh mà là máu vàng sáng. Lá của nó cũng dài hơn các loại trầu bà khác.
- Trầu bà sữa: Loài này cũng hình tim, có màu xanh nhưng lại thêm những vệt loang màu trắng sữa. Cuống lá khá dài và màu trắng, gân chính của lá khá rõ.
- Trầu bà đế vương lại gồm 3 loại: Trầu bà đế vương xanh, trầu và đế vương đỏ, trầu bà đế vương vàng. Lá của loại trầu bà này cứng cáp, tươi tắn và sang trọng hơn.
- Trầu bà chân vịt hay còn gọi là trầu bà khía có lá rất đẹp, xẻ thùy chân vịt và mọc xen kẽ quanh thân.
- Trầu bà chân rít lá đốm gần như không có thân, cành lá thuôn và dài mọc trực tiếp từ gốc. Mỗi cành chỉ có duy nhất một lá. Lá cây màu xanh đậm kèm theo nhiều đốm vàng như bị cháy.
Cây trầu bà có tác dụng gì với sức khỏe?
Cây trầu bà là lựa chọn phổ biến cho nhu cầu trồng cây trang trí trong nhà, cây văn phòng hay cây xanh trong tòa nhà công cộng. Lý do không chỉ bởi loài thực vật này mang đến sự lựa chọn đa dạng, dễ chăm sóc, sức sống bền bỉ, tính thẩm mỹ cao. Cây trầu bà còn mang đến vô vàn lợi ích với sức khỏe mà có thể bạn sẽ “trầm trồ” khi khám phá ra. Cụ thể là:
Hút khí độc và bức xạ điện từ
Cây trầu bà là một trong số ít loài thực vật có khả năng hít khí độc hại điển hình như khí độc từ khói thuốc, làm sạch không khí trong môi trường sống và làm việc. Vì vậy nó là một trong những cây nội thất được ưa chuộng nhất. Ngoài khả năng hút khí độc, nó còn có tác dụng khử các bức xạ điện từ phát ra từ các thiết bị gia dụng như điện thoại di động, tivi, sóng wifi. Khả năng thanh lọc không khí, mang đến môi trường sống trong lành của loài thực vật này đã được các nhà khoa học của NASA công nhận.
Chữa bệnh sỏi thận
Đông Y từ xa xưa đã sử dụng cây trầu bà như một vị thuốc chữa bệnh. Loài thực vật này có thể chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh sỏi thận. Dùng trầu và chữa bệnh sỏi thận phù hợp với người mới bị bệnh và bị bệnh ở mức độ nhẹ.
Để chữa bệnh, bệnh nhân làm như sau: Lấy từ 5 - 10 lá trầu bà cho vào nồi nấu cùng 3 bát nước. Bạn đun đến khi nước cô lại còn 1 bát thì chắt ra để nguội bớt rồi uống. Mỗi ngày uống 1 bát thuốc và duy trì liên tục trong 10 ngày. Bạn có thể nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục liệu trình khác. Một đợt điều trị thường kéo dài 2 - 3 tháng bạn có thể đi khám lại để kiểm tra tình hình sỏi thận. Lưu ý: Cách này chỉ phù hợp khi bệnh còn nhẹ. Nếu gặp cơn đau quặn thắt, bạn nhất định phải đến bệnh viện.
Trầu bà chữa mụn nhọt, lở loét
Cây trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không? Đây là 2 tên gọi khác nhau của cùng một loài thực vật. Để chữa lở loét ngoài da hoặc mụn nhọt mưng mủ, bạn dùng lá trầu bà tươi, đun với một ít nước và để sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó, bạn để nguội bớt và dùng nước này để vệ sinh các vết lở loét hay mụn nhọt.
Trầu bà chữa đau đầu do thay đổi thời tiết
Bạn dùng khoảng 3 lá trầu bà, rửa sạch, giã nát rồi dùng để xoa và massage thái dương, đỉnh đầu. Áp dụng cách này 10 phút bạn sẽ thấy triệu chứng đau đầu giảm hẳn.
Bài thuốc chữa bệnh tim loạn nhịp, đập thất thường
Bạn dùng 20g cây vạn niên thanh tươi sắc với 3 chén nước. Đến khi nước thuốc cô lại còn 1 chén, bạn chia thành 3 lần uống trong ngày. Uống liên tiếp 4 ngày triệu chứng bệnh rối loạn nhịp tim sẽ được cải thiện đáng kể.
Bài thuốc chữa cảm nắng
Bạn cũng dùng khoảng 10g cây trầu bà khô hoặc 20g cây trầu và tươi mang sắc cùng nước. Nước thuốc này dùng để uống trong ngày sẽ giúp giảm triệu chứng cảm nắng hay đau bụng do cảm nắng.
Bài thuốc chữa nóng trong người
Nóng trong người bạn cần có bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Bạn nấu nước lá trầu bà uống như nước trà hàng ngày. Với công dụng lợi tiểu, nước trầu bà sẽ giúp bạn đào thải bớt độc tố tích tụ trong cơ thể qua đường nước tiểu. Đây là cách thanh nhiệt, giải độc, chữa nóng trong đã có từ bao đời nay.
Cây trầu bà có phải là cây vạn niên thanh không, hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đã có câu trả lời cho mình. Có nhiều lý do để bạn chọn cây trầu bà làm cảnh. Nhưng có một điều bạn cần lưu ý: Trong lá cây có chứa Calcium Oxalate có thể gây ngứa tay hoặc đau rát niêm mạc miệng, ngứa họng nếu ăn phải. Vì vậy, nếu trồng trong gia đình bạn nên để chúng xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm: Cây vạn niên thanh và cây ngọc ngân phân biệt như thế nào?