Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không?

Nước dừa có tính hàn, là loại nước giải khát vừa có tác dụng làm mát, giải nhiệt lại có nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai và lúc nào cũng có thể uống loại thức uống này, nhất là khi đang gặp những vấn đề về sức khỏe. Bài viết sẽ chia sẻ cùng bạn câu hỏi khi bị cảm cúm có nên uống nước dừa không?

Vì sao khi bị cảm cúm cơ thể sẽ mất nước?

Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp rất thường gặp. Cảm cúm do virus gây nên, thường xuất hiện với các triệu chứng như sốt, ho, hắt xì, nghẹt mũi, đau nhức đầu và cơ thể mệt mỏi, có thể dẫn đến nôn ói, tiêu chảy,... Sốt cao kéo dài là triệu chứng mấu chốt để phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường.

Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không? 2
Cảm cúm là một bệnh về đường hô hấp rất thường gặp

Khi bị cảm cúm, người bệnh thường sẽ sốt cao và kéo dài trong 3 – 4 ngày. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng tự bảo vệ để hạ nhiệt độ cơ thể như ra mồ hôi, thở gấp, tốc độ bốc hơi ẩm trên da tăng nhanh,... Những phản ứng này và triệu chứng của bệnh cảm cúm khiến cơ thể mất đi một lượng nước khá lớn. Người bệnh cần bổ sung lượng nước này để duy trì cân bằng nước trong cơ thể đồng thời nhanh chóng bài trừ các tác nhân gây hại khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết.

Bị cảm cúm có nên uống nước dừa không?

Trong nước dừa chứa các chất điện giải, có khả năng giữ nước rất hiệu quả, thích hợp để bổ sung nước và cân bằng điện giải cho người bệnh cảm cúm. Ngoài ra, nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác có trong nước dừa còn góp phần chống lại virus gây cảm cúm. Chính vì vậy, để giải đáp cho thắc mắc bị cảm cúm có nên uống nước dừa không thì câu trả lời là có, ngoài nước lọc ra thì nước dừa là thức uống hàng đầu mà người bệnh có thể bổ sung khi bị bệnh cảm cúm.

Tuy nước dừa tốt cho cơ thể người bị cảm cúm, nhưng không nên dùng nước dừa để thay thế nước lọc. Uống quá nhiều nước dừa có thể mang lại một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe, ví dụ như rối loạn điện giải.

Theo các chuyên gia y tế, không nên uống quá 1 - 2 trái dừa một ngày và cũng không nên uống quá thường xuyên. Ngoài ra, bệnh nhân cảm cúm nên uống nước dừa ở dạng tự nhiên là tốt nhất, không nên thêm các thành phần khác chẳng hạn như đường hay muối.

Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không? 1
Bị cảm cúm có nên uống nước dừa không là thắc mắc của nhiều người

Những thời điểm nên uống nước dừa

Uống nước dừa một cách hợp lý rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý thời điểm uống nước dừa để phát huy được tác dụng.

  • Buổi sáng hoặc trưa: Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Uống thời điểm này sẽ tận dụng tối đa lượng vitamin và khoáng chất có trong nước dừa.
  • Trước và sau khi luyện tập thể thao, lao động nặng 30 phút: Không nên uống nước dừa ngay sau khi vừa luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc; hãy uống một ly nước dừa trước hoặc sau khoảng 30 phút để bổ sung nước mà không khiến chân tay rã rời và phản xạ kém.
  • Sau khi say: Say bia rượu sẽ làm cơ thể mất nước. Vì vậy, uống nước dừa sau khi say sẽ giúp chống lại cảm giác đau đầu, buồn nôn cũng như phục hồi các chất điện giải bị mất của cơ thể, giúp bạn cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng trở lại trạng khỏe khoắn hơn.

Những điều cần lưu ý khi uống nước dừa

Nước dừa là một loại thức uống lành mạnh và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống nước dừa cũng cần lưu ý một số điều sau để tránh những ảnh hưởng không tốt:

  • Không uống nhiều hơn 2 trái dừa một ngày, và không nên uống nước dừa mỗi ngày trong thời gian dài để tránh cơ thể bị mất cân bằng chất điện giải.
  • Ngay khi vừa đi ngoài trời nắng về thì không nên uống nước dừa để tránh tình trạng “say” nước dừa hoặc trúng gió, khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.
  • Những người có tình trạng sức khỏe yêu cầu hạn chế lượng kali, natri hoặc calo hấp thụ vào cơ thể thì không nên sử dụng nước dừa.
  • Người có bệnh về huyết áp không được uống nước dừa thường xuyên.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đó là khi cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, uống nước dừa dễ khiến cơ thể bị lạnh đồng thời đi tiểu đêm sẽ khiến lỡ giấc ngủ.
  • Nước dừa không tốt cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu vì sẽ gây khó tiêu, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén, thậm chí dễ khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.
Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không? 3
Nước dừa không tốt cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu vì sẽ gây khó tiêu

Ngoài nước dừa, bệnh nhân cảm cúm nên uống gì?

Khi mắc bệnh cảm cúm, ngoài nước dừa, người bệnh cần lưu ý bổ sung một số đồ uống sau đây để có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và hồi phục nhanh hơn.

Uống nhiều nước lọc

Như đã đề cập phía trên, cơ thể người bệnh rất dễ bị mất nước và kiệt sức khi bị cảm cúm. Lúc này người bệnh cần cung cấp càng nhiều nước cho cơ thể càng tốt. Nếu cảm thấy nước lọc khó uống do không có vị, có thể thêm một lát mỏng chanh hay cam để kích thích vị giác. Và hơn hết, để giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm, uống nước ấm sẽ tốt hơn nước lạnh.

Trái cây giàu vitamin C

Nước cam, nước chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cơ thể, làm tăng sức đề kháng và có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước cam, chanh cũng không tốt vì cơ thể chúng ta không thể hấp thụ quá nhiều vitamin C cùng một lúc.

Uống trà xanh, trà gừng

Uống trà nóng cũng là một cách cung cấp nước cho cơ thể khi bị bệnh cảm cúm. Bệnh cảm cúm thường liên quan đến các triệu chứng ở đường hô hấp trên, nên việc uống những chất lỏng dạng ấm nóng có thể giúp thông thoáng hệ hô hấp.

Trà xanh chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm dịu họng cổ họng và giảm ho hiệu quả. Còn gừng có đặc tính kháng khuẩn. Vì vậy, trà xanh hay trà gừng đều rất tốt cho người bị bệnh cảm cúm.

Lưu ý: Nên tránh xa các loại trà có chứa caffeine, chẳng hạn như trà đen, có thể gây mất nước nghiêm trọng hơn.

Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không? 4
Uống trà nóng cũng là một cách cung cấp nước cho cơ thể khi bị bệnh cảm cúm

Sử dụng mật ong

Mật ong là có đặc tính kháng khuẩn, là một biện pháp hữu hiệu để làm dịu cơn đau họng và chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Pha mật ong vào nước ấm hoặc sử dụng mật ong thay thế cho đường trong các thức uống như nước cam, nước chanh hay trà để tăng cường hiệu quả hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh cảm cúm.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không? Có thể thấy, nước dừa có lợi cho việc bù nước cho người bị bệnh cảm cúm, tuy nhiên, chỉ nên uống với một mức độ vừa phải, không nên lạm dụng bạn nhé!

Xem thêm: Bị cúm nên uống nước gì để bệnh mau khỏi?



Chat with Zalo