Thuốc Giotrif 40mg Boehringer điều trị ung thư phổi (4 vỉ x 7 viên)
Danh mục
Thuốc điều trị ung thư
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 4 Vỉ x 7 Viên
Thành phần
Afatinib
Thương hiệu
Boehringer - BOEHRINGER
Xuất xứ
Đức
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN2-603-17
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Giotrif là sản phẩm của Công ty Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co. KG, thành phần chính chứa Afatinib, là thuốc dùng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến xa tại chỗ hoặc di căn có đột biến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) cho bệnh nhân trưởng thành chưa được điều trị trước đó bằng thuốc ức chế EGFR Tyrosine Kinase.
Cách dùng
Không nên uống GIOTRIF cùng với thức ăn. Không nên ăn ít nhất 3 giờ trước hoặc ít nhất 1 giờ sau khi uống GIOTRIF (xem "Tương tác" và "Dược động học"). Nên nuốt trọn viên thuốc với nước.
Cách sử dụng khác:
Nếu không thể uống nguyên viên thuốc thì có thể hòa viên GIOTRIF vào khoảng 100 mL nước uống không chứa carbonat. Không sử dụng dung dịch khác. Bỏ viên thuốc vào trong nước và không được nghiền, thỉnh thoảng khuấy trong 15 phút cho đến khi viên thuốc bị rã thành những hạt rất nhỏ
Liều dùng
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC):
Liều GIOTRIF khuyến cáo là 40 mg uống một lần mỗi ngày đối với điều trị bước một hoặc đối với những bệnh nhân chưa được điều trị trước đó bằng thuốc ức chế EGFR Tyrosine Kinase (bệnh nhân chưa bao giờ dùng EGFR TKI).
Nên điều trị bằng GIOTRIF liên tục cho đến khi bệnh tiến triển hoặc bệnh nhân không còn dung nạp được thuốc (xem Bảng 1 dưới đây).
Tăng liều
Có thể cân nhắc tăng đến liều tối đa là 50 mg mỗi ngày ở những bệnh nhân chưa bao giờ dùng EGFR TKI mà dung nạp được liều 40 mg mỗi ngày (tức là không bị tiêu chảy, nổi ban, viêm miệng và các biến cố khác liên quan đến thuốc với Mức độ >1 theo CTCAE) trong 3 tuần đầu tiên. Không nên tăng liều ở những bệnh nhân đã giảm liều trước đó.
Trong bất kỳ trường hợp nào, liều tối đa mỗi ngày là 50 mg.
Điều chỉnh liều do phản ứng bất lợi
Phản ứng bất lợi gây triệu chứng liên quan đến thuốc (như tiêu chảy nặng/kéo dài hoặc phản ứng ngoại ý biểu hiện trên da) có thể được xử trí tốt bằng cách tạm ngừng điều trị và giảm liều GIOTRIF như nêu trong Bảng 1 (xem “Tác dụng phụ”; để biết thêm chi tiết về cách xử trí các biến cố ngoại ý đặc hiệu do thuốc xem “Cảnh báo và thận trọng đặc biệt").
Biến cố ngoại ý do thuốc theo CTCAEª | Liều GIOTRIF khuyến cáo | |
---|---|---|
Mức độ 1 hoặc Mức độ 2 | Không ngừng thuốc b. | Không điều chỉnh liều. |
Mức độ 2 (kéo dài c hoặc không thể dung nạp) hoặc Mức độ ≥ 3 | Ngừng thuốc cho đến khi về Mức độ 0/1 b. | Tiếp tục điều trị nhưng giảm liều bớt 10 mg a. |
ª Thuật ngữ chung cho Tiêu chí về biến cố ngoại ý của NCI (Viện Ung Thư Quốc gia) phiên bản 3.0.
b Trong trường hợp tiêu chảy, nên uống ngay các thuốc chống tiêu chảy (như loperamid) và nếu vẫn còn tiêu chảy thì uống tiếp tục cho đến khi hết phân lỏng.
c Tiêu chảy > 48 giờ và/hoặc phát ban > 7 ngày.
d Nếu bệnh nhân không dung nạp được liều 20 mg mỗi ngày thì nên cân nhắc ngừng GIOTRIF vĩnh viễn.
Nên nghĩ đến bệnh phổi mô kẽ (ILD) nếu một bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp cấp tính hoặc xấu đi, trường hợp này nên tạm ngừng GIOTRIF trong khi chờ đánh giá. Nếu được chẩn đoán ILD thì nên ngừng GIOTRIF và tiến hành điều trị thích hợp [xem “Cảnh báo và thận trọng đặc biệt"].
Bệnh nhân suy thận
Nồng độ afatinib được quan sát thấy tăng lên ở bệnh nhân suy thận trung bình hoặc nặng (xin xem mục Dược động học). Không cần thiết phải điều chỉnh liều khởi đầu ở bệnh nhân suy thận nhẹ (eGFR 60-89 mL/phút/1,73m2), trung bình (eGFR 30-59 mL/phút/1,73m2) hoặc nặng (eGFR 15-29 mL/phút/1,73m2). Theo dõi bệnh nhân suy thận nặng (eGFR 15-29 mL/phút/1,73m2) và điều chỉnh liều Giotrif nếu không dung nạp.
Không khuyến cáo điều trị Giotrif ở bệnh nhân có eGFR < 15 mL/phút/1,73m2 hoặc lọc máu.
Bệnh nhân suy gan
Nồng độ thuốc theo thời gian của afatinib không thay đổi đáng kể ở những bệnh nhân suy gan nhẹ (Child Pugh A) hoặc trung bình (Child Pugh B) (xem “Dược động học"). Không cần điều chỉnh liều khởi đầu ở những bệnh nhân suy gan nhẹ hoặc trung bình. Chưa nghiên cứu GIOTRIF ở những bệnh nhân suy gan nặng (Child Pugh C). Không khuyến cáo dùng GIOTRIF cho nhóm bệnh nhân này.
Tuổi, chủng tộc, giới tính
Không cần điều chỉnh liều theo yếu tố tuổi, chủng tộc hoặc giới tính (xem “Dược động học").
Trẻ em
Tính an toàn và hiệu quả của GIOTRIF chưa được nghiên cứu trên trẻ em. Do đó, không khuyến cáo dùng GIOTRIF cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Sử dụng chất ức chế P-glycoprotein (P-gp)
Nếu cần phải sử dụng các thuốc ức chế P-gp, nên dùng so le với Giotrif, ví dụ dùng liều thuốc ức chế P-gp cách ra xa nhất có thể về thời gian so với liều Giotrif. Điều này có nghĩa là nên dùng thuốc ức chế P-gp cách 6 giờ (đối với thuốc ức chế P-gp dùng hai lần một ngày) hoặc 12 giờ (đối với thuốc ức chế P-gp dùng một lần một ngày) so với Giotrif (xin xem mục Tương tác) và uống ngay. Nên tráng cốc bằng 100 mL nước và uống luôn sau đó. Có thể dùng dung dịch này qua ống thông dạ dày.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng:
Trong các nghiên cứu lâm sàng Pha I, liều GIOTRIF cao nhất được nghiên cứu trên số lượng giới hạn bệnh nhân là 160 mg một lần mỗi ngày trong 3 ngày và 100 mg một lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Các phản ứng bất lợi quan sát thấy khi dùng những liều này chủ yếu là biến cố trên da (phát ban/mụn trứng cá) và trên đường tiêu hóa (đặc biệt là tiêu chảy). Quá liều ở 2 thanh niên khỏe mạnh khi mỗi người uống 360 mg GIOTRIF (là một phần của hỗn hợp thuốc uống vào) gây ra các phản ứng bất lợi liên quan đến thuốc: Buồn nôn, nôn, suy nhược, chóng mặt, đau đầu, đau bụng và tăng amylase (<1,5 lần giới hạn trên của mức bình thường). Hai người đều hồi phục khỏi các biến cố ngoại ý.
Xử trí:
Không có thuốc giải đặc hiệu khi quá liều GIOTRIF. Trong trường hợp nghi quá liều thì nên ngừng dùng GIOTRIF và điều trị nâng đỡ.
Nếu có chỉ định thì có thể loại bỏ afatinib chưa hấp thu bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều GIOTRIF thì nên uống trong ngày ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, bỏ qua liều bị quên nếu liều kế tiếp theo lịch trình sẽ uống trong vòng 8 giờ.
Tóm tắt đặc tính an toàn
Các loại tác dụng không mong muốn (ADR) nói chung liên quan đến phương thức ức chế EGFR trong hoạt động của afanitib. Tất cả các tác dụng không mong muốn được tổng hợp trong bảng 2. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là tiêu chảy và các biến cố ngoại ý trên da (xin xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt) và viêm miệng, viêm quanh móng (xin xem thêm bảng 3).
Nói chung, giảm liều dẫn đến giảm tần suất của các phản ứng phụ hay gặp (xem mục Liều dùng và cách dùng).
Ở bệnh nhân điều trị với Giotrif 40 mg một lần một ngày, giảm liều do các tác dụng không mong muốn xảy ra ở 57% bệnh nhân trong thử nghiệm lâm sàng LUX-Lung 3. Dừng thuốc do các tác dụng không mong muốn tiêu chảy và phát ban/nổi mụn là 1,3% và 0% trong thử nghiệm LUX-Lung 3.
Phản ứng giống như bệnh phổi mô kẽ được báo cáo ở 0,7% bệnh nhân điều trị với afatinib. Đã có báo cáo trường hợp da bóng nước, phồng rộp, tróc vảy, kể cả trường hợp hiếm gợi ý hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc mặc dù những trường hợp này có thể do nguyên nhân khác (xin xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt)
Bảng liệt kê các tác dụng không mong muốn
Bảng 2 tổng hợp tần suất của các tác dụng không mong muốn từ các thử nghiệm NSCLC và từ kinh nghiệm sử dụng sau khi thuốc Giotrif lưu hành với liều 40 mg hoặc 50 mg đơn trị liệu. Những thuật ngữ sau được dùng để phân loại tác dụng không mong muốn bởi tần suất: rất phổ biến (≥1/10); phổ biến (≥1/100 đến <1/10); không phổ biến (≥1/1000 đến <1/100); hiếm gặp (>1/10000 đến <1/1000); rất hiếm gặp (<1/10000). Trong mỗi nhóm tần suất, các tác dụng không mong muốn được trình bày theo thứ tự giảm dần về mức độ nghiêm trọng.
Hệ cơ quan | Rất phổ biến (≥1/10) | Phổ biến (≥1/100 đến <1/10) | Không phổ biến (≥1/1000 đến < 1/100) | Hiếm gặp (≥1/10000 đến <1/1000) |
---|---|---|---|---|
Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng | Viêm quanhmóng | Viêm bàng quang | ||
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Giảm ngon miệng | Mất nước Giảm kali máu | ||
Rối loạn hệ thần kinh | Loạn vị giác | |||
Rối loạn mắt | Viêm kết mạc Khô mắt | Viêm giác mạc | ||
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất | Chảy máu cam | Chảy nước mũi | Bệnh phổi mô kẽ | |
Rối loạn đường tiêu hoá | Tiêu chảy Viêm miệng 2 Buồn nôn Nôn | Khó tiêu Viêm môi | Viêm tụy | |
Rối loạn gan mật | Tăng alanine aminotransferase Tăng aspartate aminotransferase | |||
Rối loạn da và mô dưới da | Phát ban 3 Viêm da dạng trứng cá 4 Ngứa 5 Khô da 6 | Hội chứng bàn tay- bàn chân | Hội chứng Stevens-Johnson 7 Hoại tử thượng bì nhiễm độc 7 | |
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Co thắt cơ | |||
Rối loạn thận và tiết niệu | Suy giảm chức năng thận/suy thận | |||
Rối loạn toàn thân và tại chỗ dùng thuốc | Sốt | |||
Đánh giá bệnh nhân | Giảm cân |
1 Bao gồm viêm quanh móng, viêm móng, viêm giường móng.
2 Bao gồm viêm miệng, viêm miệng áp tơ, sưng niêm mạc, loét miệng, mòn bề mặt niêm mạc miệng, mòn niêm mạc, loét niêm mạc.
3 Bao gồm nhóm các thuật ngữ hay dùng về phát ban.
4 Bao gồm mụn trứng cá, mụn trứng cá mủ, viêm da dạng trứng cá.
5 Bao gồm mẫn ngứa, tình trạng ngứa nói chung.
6 Bao gồm khô da, da nứt nẻ.
7 Dựa trên kinh nghiệm sử dụng sau khi lưu hành thuốc.
Những bất thường trong xét nghiệm chức năng gan
Những bất thường trong xét nghiệm chức năng gan (bao gồm tăng ALT và AST) được quan sát thấy ở những bệnh nhân dùng Giotrif 40mg. Sự tăng lên này phần lớn là thoáng qua và không dẫn tới việc phải dừng thuốc. Tăng ALT mức 2 (>2,5 đến 5,0 lần giới hạn trên bình thường) xảy ra ở dưới 8% bệnh nhân điều trị với thuốc này. Tăng ALT mức 3 (>5,0 đến 20,0 lần giới hạn trên bình thường) xảy ra ở dưới 4% bệnh nhân điều trị với Giotrif (xin xem mục Cảnh báo và thận trọng đặc biệt).
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.