Cách kiểm tra ngón tay dùi trống giúp dự đoán nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
Ngón tay dùi trống hay còn gọi là ngón đeo kính đồng hồ, là một chứng rối loạn biến dạng của ngón tay và ngón chân có liên quan đến nhiều vấn đề về phổi và tim. Những bất thường ở ngón tay, ngón chân có thể vô hại nhưng đôi khi đây là dấu hiệu của nhiều bất thường về sức khỏe cần được chẩn đoán kịp thời.
![Ngón tay dùi trống là một tình trạng bất thường xảy ra ở nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư phổi và tim mạch](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_kiem_tra_ngon_tay_dui_trong_giup_du_doan_nguy_co_mac_cac_benh_nguy_hiem_1_d5432397b5.jpg)
Ngón tay dùi trống là gì?
Theo các chuyên gia, ngón tay dùi trống do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Những thay đổi của ngón tay dùi trống có thể bao gồm:
- Móng tay to và tròn bất thường.
- Góc được hình thành bởi lớp biểu bì của ngón tay và móng tay mở rộng.
- Móng tay có xu hướng cong xuống.
- Giường móng tay mềm.
- Đầu ngón tay sưng, đỏ, có thể hơi nóng ở vị trí đó
Những thay đổi ở ngón tay và móng tay có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng năm, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Mặt khác, những thay đổi bất thường ở ngón tay của bạn đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh tiềm ẩn, vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám càng sớm càng tốt khi gặp những trường hợp như vậy.
Cách kiểm tra ngón tay dùi trống
Cách kiểm tra ngón tay dùi trống liên quan đến việc đặt các móng tay vào nhau để xem liệu có những khoảng trống hình kim cương giữa các ngón tay hay không. Đầu tiên, bạn ghép móng của các ngón trỏ lại với nhau. Tìm một khoảng trống nhỏ hình kim cương giữa các ngón tay của bạn để cho ánh sáng xuyên qua. Nếu không có khoảng trống và các móng tay chạm vào nhau, thì đây là dấu hiệu của việc ngón tay dùi trống.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đầu ngón tay to hơn bình thường và móng tay bị cong ra. Ngón tay dùi trống được cho là do lưu lượng máu đến vùng ngón tay tăng lên. Nó gây ra chất lỏng tích tụ trong các mô mềm của đầu ngón tay.
Những thay đổi ở móng có xu hướng xảy ra theo từng giai đoạn. Trước khi móng bắt đầu cong hơn bình thường, phần gốc móng trở nên mềm. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các tình trạng trên có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết hợp với nhiều triệu chứng khác. Thông thường, các triệu chứng đi kèm phổ biến nhất là ho hoặc khó thở.
![Thông thường, các triệu chứng đi kèm ngón tay dùi trống phổ biến nhất là ho hoặc khó thở](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_kiem_tra_ngon_tay_dui_trong_giup_du_doan_nguy_co_mac_cac_benh_nguy_hiem_2_c6609f882a.jpg)
Nguyên nhân của bệnh ngón tay dùi trống
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ra tật ngón tay dùi trống là do các vấn đề sức khỏe về tim, phổi và nội tiết tố, chẳng hạn như:
Ung thư phổi
Theo thống kê từ một số nghiên cứu, khoảng 29% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện ngón tay dùi trống. Trong khi đó, sự hiện diện của các tế bào đột biến trong phổi là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi bất thường ở móng tay, móng chân, cụ thể hơn là ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Một số loại ung thư khác
Trong một số trường hợp, bệnh Hodgkin, một loại ung thư hạch cũng có thể gây ra những thay đổi ở móng tay.
Các vấn đề về sức khỏe phổi
Ngoài ung thư phổi, nhiều tình trạng sức khỏe khác phát triển ở cơ quan này được cho là nguyên nhân phổ biến gây ra ngón tay dùi trống, như:
- Giãn phế quản.
- Nhiều loại bệnh phổi kẽ khác nhau như xơ phổi vô căn, phù thũng, lao và xơ nang.
Bệnh tim bẩm sinh
Các dị tật tim bẩm sinh, chẳng hạn như tứ chứng Fallot, cũng thường liên quan đến tật ngón tay dùi trống.
Một số vấn đề với hệ tiêu hóa
Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự phát triển bất thường của móng tay hoặc móng chân có liên quan đến các vấn đề tiêu hóa, bao gồm bệnh celiac, không dung nạp gluten, xơ gan, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Vấn đề nội tiết tố
Bệnh cường giáp, đặc biệt là bệnh Grave, có nhiều khả năng gây ra tình trạng ngón tay dùi trống.
![Bệnh cường giáp có nhiều khả năng gây ra tình trạng ngón tay dùi trống](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cach_kiem_tra_ngon_tay_dui_trong_giup_du_doan_nguy_co_mac_cac_benh_nguy_hiem_3_4d11e7a90b.jpg)
Những yếu tố khác
Mặc dù các vấn đề về phổi chiếm hầu hết các trường hợp, nhưng triệu chứng ngón tay dùi trống cũng có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:
- Vô căn: Ngón tay dùi trống có thể tự xảy ra mà không có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc tật này thì con cái sẽ có 50% khả năng mắc bệnh.
Trên thực tế, các cơ chế dẫn đến sự thay đổi của móng tay, móng chân vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng tình trạng này có thể liên quan đến yếu tố tăng trưởng mô mạch máu. Tuy nhiên, giả thuyết trên cần thêm bằng chứng để xác định độ tin cậy của nó.
Làm thế nào để phát hiện bệnh?
Ngón tay dùi trống thường là một biểu hiện bệnh lý cần được thăm khám và xử lý kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện có ngón tay khum trên mặt kính đồng hồ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cần phân biệt giữa ngón dùi đục và ngón tay dùi trống. Nhìn chung, bàn tay dùi đục là những người có bàn tay thô, ngắn. Đây không phải là một bệnh lý mà là một cấu trúc xương, do thói quen làm việc được tạo ra. Tuy nhiên, nếu bạn không thể phân biệt được hai tính trạng này, hãy tìm sự trợ giúp y tế để đảm bảo rằng bạn không có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe.
Ngón tay dùi trống là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, giãn phế quản, áp xe phổi, xơ phổi vô căn, ung thư phổi, viêm ruột, xơ gan, cường tuyến thượng thận thứ phát, thiếu máu mãn tính. Do đó, bạn cần cách kiểm tra ngón tay dùi trống để phát hiện và thăm khám, chẩn đoán bệnh kịp thời. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ về bệnh ngón tay dùi trống, nếu còn thắc mắc hãy liên hệ với Hà An Pharmacy để được tư vấn cụ thể.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp