Cách bảo quản sắn tươi bằng nhiều phương pháp đơn giản
Củ sắn từ xưa đã được coi là một trong những loại lương thực chủ yếu trong nước ta. Bởi tính ứng dụng và lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy cách bảo quản sắn tươi như nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Củ sắn là gì?
Củ sắn mới được thu hoạch
Cây sắn có thân nhỏ và cao khoảng 1,5 - 3m. Lá đơn mọc so le, phiến lá xẻ thành 5 - 8 thùy có hình chân vịt. Rễ củ phình to và có lớp vỏ dày (lớp vỏ bên ngoài có màu nâu, lớp vỏ giữa màu hồng tím), bên trong củ chứa nhiều tinh bột và có sợi trục dài ở phần lõi. Phần rễ củ phình to, đó được gọi là củ sắn. Củ sắn được biết đến là thực phẩm rất giàu tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Củ sắn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy hãy tìm hiểu những cách bảo quản sắn tươi để có thể dùng được lâu.
Bảo quản sắn tươi bằng phương pháp chữa lành
Sau khi thu hoạch xong đem bảo quản luôn là tốt nhất
"Chữa lành" là một trong những phương pháp vừa đơn giản và hiệu nghiệm để giảm bớt những hư hỏng của các loại củ nói chung. Đây là một tiến trình trong đó những tế bào trên mặt củ nơi bị cắt sẽ bị trầy nhựa và sinh sản thêm tạo thành một lớp mô mới bọc kín, giúp chữa lành vết thương. Không cho vi sinh vật xâm nhiễm để gây bệnh và ngăn ngừa việc mất nước qua những vết thương.
Nguyên tắc chung là ngay sau khi thu hoạch xong, chúng ta sẽ trữ củ trong điều kiện ẩm độ hoặc cũng có thể tiếp tục trữ ở tình trạng trên đến khi cần dùng.
Bảo quản bằng phương pháp chữa lành nhiệt độ từ 30 - 40 độ, độ ẩm 80 - 85%, thời gian khoảng 4 - 8 ngày.
Nếu thỏa mãn những điều kiện trên, một lớp tế bào mới sẽ được sinh ra trong vòng 1 - 4 ngày và 3 - 5 ngày sau, một lớp mô mới sẽ được thành hình bao lấy vết thương cũ.
Bảo quản sắn tươi bằng phương pháp chôn vùi
Chôn vùi là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhất, cách làm cũng rất đa dạng. Cùng tìm những phương pháp chôn vùi dưới đây.
Chôn vùi bằng đất hay cát
Đây là cách bao gồm cả chữa lành và tích trữ, thực ra cách bảo quản sắn tươi này là một phương pháp không phải mới mẻ. Từ lâu, người ta đã biết có thể tích trữ các loại củ nói chung bằng cách chôn vùi dưới đất, bọc bên ngoài bằng một lớp bùn hay ngâm trong nước.
Khởi đầu, tại Châu Âu cách chôn vùi được áp dụng rộng rãi có hiệu quả để tồn trữ khoai lang. Sắn trước khi đưa vào bảo quản phải chọn những củ nguyên vẹn, còn vỏ cùi và ít bị tróc vỏ gỗ. Cuống thì chặt dài hoặc để nguyên cả gốc sẽ tốt hơn. Không áp dụng với sắn non mà chỉ bảo quản sắn già. Sau khi đào sắn lên bảo quản ngay càng tốt, không để lâu quá 8 giờ.
- Chọn nền đất cao để không bị đọng nước. Xếp sắn thành từng lớp đan xen với những lớp đất hoặc lớp cát dày khoảng 5 – 7 cm.
- Lớp trên cùng dày 10 – 15 cm và nén chặt để hạn chế bị ngấm nước. Lớp trên cùng không dùng cát vì mưa to sẽ dễ bị xói mòn.
- Có thể xếp sắn và đắp đất thành hình tròn với đường kính từ 1,5 – 2 m hoặc thành luống dài với chiều rộng khoảng 1,5 m và chiều dài tùy theo địa thế.
- Sau khi đắp đống chúng ta phải đào rãnh thoát nước xung quanh đống.
Với cách bảo quản sắn tươi này thời gian bảo quản tối đa có thể tới 45 ngày. Nhưng trên thế giới được biết khi áp dụng cách này có thể giữ được sắn tươi trong 12 tháng. Sau thời gian này sắn sẽ khó luộc chín hơn và khi ăn trở nên đắng hơn. Bảo quản lâu hơn nhưng hàm lượng tinh bột bị giảm nhiều mặc dù củ vẫn nguyên vẹn, trông vỏ sẽ màu mỡ hơn do vỏ gỗ mới được hình thành, đồng thời củ sắn sẽ mọc rễ.
Tùy theo điều kiện khí hậu tại mỗi địa phương, chúng ta cần thay đổi những kích thước đống sắn bảo quản để có kết quả thích hợp. Ở những vùng nóng khô thì cần phải giữ nhiệt độ trong lòng đống sắn dưới mức 40 độ C không thì sắn sẽ bị hư hỏng nhanh chóng.
Tóm lại, sự thành công của cách bảo quản sắn tươi này còn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường, ẩm độ tương đối, xuất hiện những loại vi sinh vật gây bệnh... Những chi tiết trên chỉ để hướng dẫn tổng quát. Tùy vào những điều kiện cụ thể của mỗi vùng, cần có những nghiên cứu riêng để tìm phương pháp cho thích hợp.
Chôn vùi bằng rơm
Nếu chất sắn thành đống và bao phủ bằng một lớp rơm thì sắn chỉ giữ được khoảng 1 tháng.
Cách bảo quản sắn tươi này có ưu điểm là đơn giản và có thể áp dụng rộng rãi. Nhược điểm là không bảo quản được lâu vì củ đưa vào bảo quản phải nguyên vẹn. Khó kiểm tra được chất lượng do đó cũng khó phát hiện sắn bị thối mà quá trình thối thì lây lan rất nhanh. Sau khi bảo quản moi lên nếu không chế biến kịp sẵn vẫn sẽ bị chảy nhựa.
Đầu tiên dùng rơm (hoặc các vật liệu tương tự như cỏ khô, lá mía khô...) trải trên một nền dễ thoát nước thành một lớp có hình tròn và đường kính khoảng 1.5m, nén cho chặt để bề dày tới 15 cm. Sắn mới đào ở tình trạng nguyên vẹn và được gom thành đống hình nón 200 – 500 kg trên lớp rơm. Xong trải một lớp rơm rạ dày 15cm lên trên bề mặt đống sắn và phủ đất lên với bề dày 15 cm. Dọc chu vi của đống sắn hãy đào một rãnh để thoát nước.
Chôn vùi bằng mạt cưa
Sắn tươi sau khi bảo quản bằng cách chôn vùi vẫn rất tươi ngon
Mạt cưa dùng thay cho những lớp đất ở những cách bảo quản sắn tươi trên. Sắn vừa thu hoạch sẽ được vùi ngay vào mạt cưa ẩm và đựng trong thùng gỗ, độ ẩm của mạt cưa khoảng 50%. Nếu khô hơn thì các vết thương trên củ sẽ không lành và làm cho sắn hư hỏng nhanh chóng, nếu quá ẩm ướt củ cũng sẽ bị hư thối.
Những thùng mạt cưa và sắn có thể dự trữ ở trong mát. Thí nghiệm với sắn mới thu hoạch không lựa chọn, kết quả cho thấy sau 1 tháng tích trữ như vậy thường trên 85% sắn còn rất tốt, và sau 2 tháng thi số lượng sắn bị hư hỏng thêm rất ít. Cũng như các cách bảo quản sắn tươi trên, điều quan trọng bắt buộc là nên trữ những củ còn tốt lành, nguyên vẹn, trong khi vận chuyển nên nhẹ nhàng và trữ sắn ngay sau khi thu hoạch.
Chôn vùi bằng bột xơ dừa
Sau khi người ta đã lấy sợi từ vỏ dừa khô bện làm dây thừng thì những mảnh vụn rơi rớt lại gọi là bột xơ dừa. Tại Jamaica, người ta đã thí nghiệm dùng vật liệu này thay thế cho mạt cưa theo những nguyên tắc tương tự. Sắn được trữ trong bột xơ dừa ẩm ở nhiệt độ thông thường vẫn còn tốt sau 4 tuần.
Trên đây Hà An Pharmacy đã chia sẻ những cách bảo quản sắn tươi để các bạn có thể áp dụng một cách tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Hải Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp