Bướu cổ bên trái là bệnh gì? Chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh bướu cổ bên trái
Bướu cổ bên trái được biết đến là tình trạng tăng trưởng bất thường của thùy trái tuyến giáp. Đây là loại bệnh không còn xa lạ đối với chúng ta ngày nay, bệnh về tuyến giáp gây ra nhiều di chứng về lâu dài. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ về loại bệnh này để có những phương án phòng bệnh và chữa bệnh kịp thời. Cùng Hà An Pharmacy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thông tin về loại bệnh lý này nhé.
Tìm hiểu chung về bệnh bướu cổ bên trái
Bệnh bướu cổ được tạo ra từ nhiều nang giáp, trong một tuyến giáp thông thường sẽ không có mặt nhân giáp. Nhân giáp là sự phát triển của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối làm thay đổi chức năng và cấu trúc nội tiết. Về cấu tạo, tuyến giáp có thùy trái và thùy phải, nối với nhau qua phần eo ở giữa. Khi thùy bên trái có khối u (bướu giáp) thì đó là bướu cổ bên trái.
Nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ bên trái là gì?
Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ bên trái. Nhưng để có thể góp phần phòng ngừa bệnh bướu cổ bên trái và các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh do Hà An Pharmacy tổng hợp, có thể kể đến như:
- Gen di truyền: Trong gia đình có người bị bướu cổ bên trái hoặc bệnh tuyến giáp.
- Giới tính: Nữ giới thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới.
- Môi trường: Môi trường không lành mạnh như: Chất phóng xạ, khói thuốc, bụi mịn,... có thể làm tăng nguy cơ hình thành nên nhân thùy trái tuyến giáp.
- Bệnh lý: Bệnh nhân bị suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp có khả năng bị bướu cổ bên trái cao hơn.
Rối loạn hormone trong giai đoạn bẩm sinh hoặc trưởng thành: Quá trình tổng hợp hormon bị sai sót từ lúc bẩm sinh hoặc cấu trúc chức năng bướu giáp gặp vấn đề, chất tuyến giáp tăng hoạt động tự nhiên cũng là nguy cơ tạo nên bướu cổ bên trái.
Dấu hiệu nhận biết người bệnh bị bướu cổ bên trái
Đa số người bị bướu cổ bên trái không gặp các triệu chứng nặng, tuy vậy vùng cổ bị sưng lên là một trong những dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất. Trường hợp khối u sưng to, chèn lên các dây thần kinh ở vùng cổ như: Khí quản, thanh quản, dây thần kinh số X,... các triệu chứng có thể thấy:
- Khó thở do khối u chèn ép lên khí quản.
- Giọng nói khàn, khó nói hơn bình thường.
- Tĩnh mạch bị chèn ép gây phù mặt ở lồng ngực, cổ,...
- Cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, run tay, mắt lồi.
- Bướu cổ chèn ép khí quản gây khó thở cho người bệnh.
Bướu cổ bên trái có nguy hiểm không?
Bướu cổ bên trái có thể gồm một hoặc nhiều khối u có thể là u lành hoặc u ác - ung thư tuyến giáp. Hầu hết là khối u lành tính, thậm chí nếu là u ác tính, người bệnh có thể vẫn an toàn nều được điều trị kịp thời. Bởi nếu không phát hiện sớm, khối u có thể tăng lên về cả số lượng và kích thước, chèn ép lên khí quản, khiến người bệnh khó hô hấp và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cách điều trị bệnh bướu cổ bên trái
Khi tiếp nhận một người bệnh đến thăm khám với các triệu chứng và khối sưng vùng cổ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kết hợp giữa cận lâm sàng và lâm sàng để đi đến chẩn đoán chính xác nhất.
Điều trị bướu cổ bằng cách khám lâm sàng
Dựa trên các đánh giá cơ bản như:
- Nhìn: Mức độ sưng, kích thước, màu sắc khối sưng khác với phần xung quanh như nào.
- Sờ: Để đánh giá tính chất của khối u mềm hay rắn, có di động không.
Xét nghiệm cận lâm sàng ưu tiên
Siêu âm tuyến giáp là xét nghiệm được chỉ định để xác định vị trí chính xác của khối u, số lượng ít hay nhiều u và kích thước của nó.
Xét nghiệm tế bào: Lấy mẫu nhân giáp từ người bệnh sau đó soi lên kính hiển vi tế bào để kiểm tra bướu giáp là lành tính hay ác tính
Một số chỉ định như: CT Scan, cộng hưởng từ có giá trị chẩn đoán cao, tuy vậy, còn hạn chế vì các một số nhược điểm nhất định.
Trường hợp nhân giáp là ác tính bệnh nhân phải phẫu thuật để cắt bỏ tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ bướu, bệnh nhân phải điều trị bằng i-ot phóng xạ và uống hormon giáp thay thế
Siêu âm bướu cổ bên trái
Với trường hợp bướu cổ lành tính, nếu kích thước nhỏ có thể chưa cần phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc. Trường hợp này, bệnh nhân cần đi khám định kỳ tron 3 - 6 tháng theo lịch hẹn bác sĩ. Với bướu cổ có kích thước lớn, gây khó thở, khó nuốt thì bệnh nhân nên phẫu thuật.
Phương pháp phòng bệnh bướu cổ bên trái hiệu quả
Bệnh bướu cổ bên trái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày như ăn uống khó nuốt, nói năng không rõ, khó thở vì bị chèn ép đường thở. Chưa kể rối loạn hormone tuyến giáp khiến bệnh nhân mất ngủ, rụng tóc, kiệt sức, sụt cân… Tệ nhất là ung thư tuyến giáp có thể dẫn đến biến chứng như: khàn tiếng vĩnh viễn, di căn đến các cơ quan khác như não, xương, gan. Vậy nên chúng ta cần có các biện pháp phòng chống bệnh bướu cổ hiệu quả:
- Bổ sung các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể bằng các thức ăn giúp bổ sung iot như: Bánh mì, sữa, muối,...
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và selen để tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
- Không nên ăn nhiều rau họ cải vì có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại môi trường bên ngoài như thuốc lá, khói bụi.
- Hạn chế đựng thực phẩm bằng các loại hộp nhựa, chai nhựa mà thay bằng hộp thủy tinh, sứ vừa đảm bảo sức khỏe vừa bảo vệ môi trường.
Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về bệnh bướu cổ bên trái, hy vọng qua những chia sẻ bạn đọc thu lượm được thêm nhiều thông tin hữu ích. Bệnh bướu cổ bên trái nghe thì có vẻ khá quan ngại tuy nhiên nếu bạn phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì chắc chắn sẽ lành sớm. Vì vậy, ngay khi gặp các triệu chứng như trên, hãy tới phòng khám gần nhất để được chẩn đoán và điều trị nhé.
Cẩm Thơ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp