Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không - Giải đáp ngay!

Giãn tĩnh mạch là bệnh lý không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch là gì? Giãn tĩnh mạch có tập gym được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé! 

Giãn tĩnh mạch là gì? 

Giãn tĩnh mạch hay còn được biết đến là căn bệnh suy giãn tĩnh mạch mãn tính. Hiện tượng này xảy ra do sự trào ngược của máu trong tĩnh mạch. Thông thường, tĩnh mạch hình lưới có d = 1 - 3mm và tĩnh mạch mạng nhện có d < 1mm. Trong khi đó, người bị suy giãn tĩnh mạch có d > 3mm. 

Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chi dưới, ở tĩnh mạch nông hoặc tĩnh mạch sâu. Tĩnh mạch nông liên quan đến tĩnh mạch hiển lớn, tĩnh mạch hiển bé và các nhánh của nó nằm giữa da và mạc cơ. Tĩnh mạch sâu liên quan đến tĩnh mạch đùi. 

Có nhiều vị trí giãn tĩnh mạch như: Giãn tĩnh mạch chi dưới, giãn tĩnh mạch tinh, giãn tĩnh mạch thực quản,... 

Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không - Giải đáp ngay! 1 Hình ảnh bị giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch. Tùy thuộc vào tiền sử người mắc bệnh và môi trường sống mà bệnh tĩnh mạch ở mỗi người sẽ khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây giãn tĩnh mạch ở người bệnh: 

  • Do di truyền: Theo thống kê, có đến 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha mẹ từng mắc căn bệnh này. 
  • Do giới tính: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nữ giới cơ tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch cao hơn nhiều so với năm giới. Điều này là do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, đồng thời, quá trình mang thai và thói quen đi giày cao gót cũng góp phần làm giãn tĩnh mạch chân. 
  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng cao. 
  • Do tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi phải đứng nhiều, vận động liên tục như nhân viên bán hàng, hướng dẫn viên du lịch hoặc vận động viên,... thường gây giãn tĩnh mạch ở chân. 
  • Do khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể lớn khiến đôi chân phải chịu áp lực nhiều hơn khi nâng đỡ một khối lượng nặng. Điều này khiến máu dồn về chân nhiều hơn gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý như nhiễm trùng, khối u, tắc mạch, viêm mạch, các bệnh lý phải bó bột hoặc nằm bất động trong thời gian dài cũng sẽ dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch ở người bệnh. 
Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không - Giải đáp ngay! 2 Mang thai thường khiến phụ nữ bị giãn tĩnh mạch

Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không? 

Ngày nay, tập gym là xu hướng duy trì sức khỏe và làm đẹp được giới trẻ ưa chuộng. Bởi vậy, “Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không?” là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ. Câu trả lời là giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể tập gym được. Tập với cường độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Thông thường, những người bị giãn tĩnh mạch khi tập gym sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn so với người bình thường. Một số trường hợp còn xảy ra tình trạng ngứa, tê, sưng tím ở mu bàn chân và cẳng chân. Tuy nhiên, nếu kiên trì tập luyện sau một thời gian, sức khỏe người bệnh sẽ cải thiện đáng kể. 

Trong quá trình tập, người bệnh nên tránh các động tác bật nhảy, chạy bộ hay va chạm mạnh, tạo áp lực khiến máu dồn về chân nhiều hơn. Bạn nên mang vớ suy giãn tĩnh mạch khi tập luyện, đồng thời tuân thủ nghiêm túc chỉ chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cảm thấy quá đau nhức hoặc tình trạng đau nhức không thuyên giảm, bạn nên dừng tập ngay lập tức để tránh các biến chứng của bệnh như: Phù nề, loét tĩnh mạch. 

Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không - Giải đáp ngay! 3 Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không?

Giãn tĩnh mạch có điều trị được không? 

Giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể điều trị được. Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể: 

Điều trị bảo tồn 

Với trường hợp giãn tĩnh mạch ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể xử lý bằng phương pháp điều trị bảo tồn, bao gồm: 

  • Dùng băng ép và vớ tạo lực: Băng và vớ giãn tĩnh mạch sẽ ép chặt vào các cơ, tạo áp lực giúp các van tĩnh mạch khép lại, máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Cách chữa này có tác dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị ngoại khoa, làm chậm tiến triển của bệnh. 
  • Dùng thuốc đặc trị: Các loại thuốc phổ biến khi điều trị giãn tĩnh mạch là thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch. Tuy nhiên, những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. 
  • Dùng liệu pháp chích xơ: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm một loại dung dịch vào vị trí giãn mạch gây ra phản ứng viêm, đồng thời kết hợp với nén ép mạch cho máu không vào được tĩnh mạch bị giãn. 

Điều trị bằng phẫu thuật 

Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân bị tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ sẽ thông qua các đường rạch nhỏ để cắt bỏ các tĩnh mạch bị giãn. Thời gian phẫu thuật thường kéo dài 5 - 10 phút. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiến hành bằng ép và nằm cố định trên giường trong 3 ngày. 

Bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không - Giải đáp ngay! 4 Phẫu thuật là phương pháp phổ biến điều trị giãn tĩnh mạch ở Việt Nam

Bài viết trên đã trả lời câu hỏi bị giãn tĩnh mạch có tập gym được không. Trong quá trình tập luyện, bạn nên chú ý quan sát để tránh các dấu hiệu bất thường và chỉ tập những bài tập nhẹ nhàng ở vùng bị giãn tĩnh mạch thôi bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo