Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị bệnh

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường xuất hiện với các dấu hiệu bất thường kín đáo ở thận. Rất nhiều bệnh nhân khi bị huyết khối tĩnh mạch thận tiến triển thành tình trạng nhồi máu thận cấp tính, vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng Hà An Pharmacy tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh huyết khối tĩnh mạch thận

Huyết khối tĩnh mạch thận là tình trạng tắc nghẽn 1 hoặc 2 tĩnh mạch chính của thận do sự hình thành một cục máu đông trong các tĩnh mạch dẫn máu từ thận ra. Hậu quả của tình trạng này có thể là tổn thương thận cấp hoặc suy thận mạn.

Các nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch thận thường do tăng đông máu ở khu vực cục bộ, biến đổi cầu thận tối thiểu, hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận màng tăng sinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác liên quan đến huyết khối tĩnh mạch này bao gồm:

  • Thải ghép gây huyết khối tĩnh mạch thận.
  • Rối loạn tăng đông máu tiên phát.
  • Bệnh bột thận, viêm mạch thận, bệnh thận đái tháo đường.
  • Bệnh thận tế bào hình liềm gây huyết khối tĩnh mạch thận.
  • Người bệnh sử dụng liệu pháp Estrogen.
  • Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp phải huyết khối tĩnh mạch thận.
  • Bệnh lý SLE - Lupus ban đỏ hệ thống, đây là một bệnh lý viêm tự miễn tính có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thận.

Các nguyên nhân hiếm gặp có thể liên quan đến giảm lưu lượng máu tĩnh mạch thận đó là khối u ác tính ở thận xâm lấn vào tĩnh mạch thận hoặc áp lực từ bên ngoài ảnh hưởng đến tĩnh mạch thận. Ngoài ra, phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, những người bị mất nước, chịu chấn thương, được điều trị corticoid liều cao kéo dài, lạm dụng lợi tiểu cũng tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thận.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị bệnh 1
Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện bệnh huyết khối tĩnh mạch thận

Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết khối tĩnh mạch thận

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường xuất hiện với các biểu hiện bất thường trong hoạt động chức năng của thận một cách kín đáo. Trong trường hợp khẩn cấp, người bệnh có thể xảy ra triệu chứng như:

  • Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu phổ biến ở người mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch thận cấp.
  • Đau thắt lưng thường là một triệu chứng mà người bệnh hay phải đối mặt.
  • Có những trường hợp đặc biệt khiến cho việc đi tiểu trở nên đau đớn và gặp vấn đề giảm lượng nước tiểu.

Tuy nhiên, khi nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch thận là do rối loạn đông máu thì các dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch do huyết khối có thể xuất hiện. Ngược lại, nếu nguyên nhân gây bệnh là do ung thư thận thì các dấu hiệu của bệnh như tiểu ra máu và giảm cân sẽ chiếm ưu thế.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị bệnh 2
Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch thận khác nhau ở từng người bệnh

Cách chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch thận

Vì các biểu hiện của bệnh huyết khối tĩnh mạch thận thường không rõ ràng, không điển hình và có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các bệnh thận khác, do đó việc chẩn đoán yêu cầu sự hỗ trợ từ các kỹ thuật y tế như sau:

  • Chẩn đoán qua hình ảnh mạch máu: Đối với những người bệnh có triệu chứng như nhồi máu thận hoặc suy giảm chức năng thận không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở những người có hội chứng thận hư hoặc các yếu tố nguy cơ khác thì nên xem xét khả năng huyết khối tĩnh mạch thận. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường bao gồm chụp tĩnh mạch chủ dưới để xác định vị trí cụ thể của cục máu đông.
  • Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch: Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch thận ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt khi tốc độ dòng máu lớn hơn 30 mL/phút.
  • Siêu âm Doppler tĩnh mạch thận: Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện huyết khối tĩnh mạch thận, mặc dù cũng có khả năng sinh những kết quả giả.
  • Chụp CT mạch thận: Phương pháp này cung cấp thông tin chi tiết nhanh chóng với độ đặc hiệu và độ nhạy cao. Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc về việc sử dụng thuốc cản quang bởi nó có thể có tác động độc hại đối với thận.
  • Điện giải đồ máu và xét nghiệm nước tiểu: Thực hiện phương pháp này khi có nghi ngờ về huyết khối tĩnh mạch thận để đánh giá chức năng thận.
  • Đánh giá tình trạng tăng đông: Đối với những trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng thì cần thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng tăng đông.
  • Sinh thiết thận: Mặc dù không đặc hiệu nhưng phương pháp này có thể phát hiện các bệnh thận đồng mắc.
Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị bệnh 3
Người bệnh được thực hiện nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch thận

Để đối phó với huyết khối tĩnh mạch thận thì chiến lược điều trị thường dựa trên nguyên tắc xử lý các bệnh lý hiện tại, sử dụng thuốc chống đông. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật lấy huyết khối thông qua catheter hoặc áp dụng các thuốc tiêu huyết khối. Một số phương pháp phổ biến như sau:

Sử dụng thuốc chống đông

Thuốc chống đông có thể bao gồm heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc bắt đầu sử dụng thuốc chống đông khi không có kế hoạch can thiệp xâm lấn.

Thuốc chống đông giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối mới ở tĩnh mạch thận, đồng thời cải thiện chức năng thận và tăng cường tuần hoàn mạch có cục máu đông.

Việc sử dụng thuốc chống đông nên được duy trì trong ít nhất 6 - 12 tháng và có thể kéo dài hơn nếu có rối loạn tăng đông.

Sử dụng thuốc tiêu huyết khối hoặc lấy huyết khối bằng catheter qua da.

Phương pháp này được khuyến khích sử dụng rộng rãi nhất, nhất là trong trường hợp có huyết khối tĩnh mạch thận hai bên cấp tính và kèm theo tổn thương thận cấp.

Nếu không thể áp dụng phương pháp lấy huyết khối bằng catheter qua da hoặc thuốc tiêu huyết khối, có thể cần xem xét phẫu thuật lấy huyết khối.

Phẫu thuật cắt thận điều trị huyết khối tĩnh mạch thận

Phương pháp này chỉ nên thực hiện khi người bệnh có nhồi máu thận toàn bộ hoặc bệnh lý đang mắc phải đòi hỏi cần phải cắt bỏ thận.

Quá trình điều trị huyết khối tĩnh mạch thận thường dựa trên yếu tố thời gian và không gây tổn thương lâu dài đối với thận. Việc điều trị cần được diễn ra liên tục ít nhất 6 - 12 tháng, có thể kéo dài thêm nếu cần thiết.

Điều trị không đúng cách hoặc không đúng thời điểm có thể dẫn đến các biến chứng như tắc mạch phổi do huyết khối tĩnh mạch thận di chuyển tới phổi, suy thận cấp và hình thành huyết khối mới. Do đó, bệnh nhân cần duy trì đủ chất lỏng trong cơ thể và tránh tình trạng mất nước để giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thận.

Bệnh huyết khối tĩnh mạch thận: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và chữa trị bệnh 4
Người bệnh cần điều trị bệnh huyết khối tĩnh mạch thận theo chỉ định của bác sĩ

Như vậy, Hà An Pharmacy vừa chia sẻ thông tin quan trọng về bệnh huyết khối tĩnh mạch thận. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đòi hỏi người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý, từ đó có giải pháp chăm sóc phù hợp cho sức khỏe của mình.



Chat with Zalo