![Thuốc Rivaxored 10mg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00031832_rivaxored_10mg_drreddy_1x10_2098_6125_large_8a199db8e7.jpg)
Thuốc Rivaxored 10mg Dr.Reddy's phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (1 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc chống đông máu
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 1 vỉ x 10 viên
Thành phần
Thương hiệu
Dr. Reddy - DR.REDDY
Xuất xứ
Ấn Độ
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VN-22641-20
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Rivaxored 10mg là sản phẩm của Dr. Reddy's Lab, có thành phần hoạt chất chính là Rivaroxaban. Thuốc Rivaxored chỉ định phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở bệnh nhân người lớn phẫu thuật theo chương trình thay thế khớp háng hoặc khớp gối.
Cách dùng
Thuốc Rivaxored 10mg dạng viên nén bao phim dùng qua đường uống. Thuốc có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Đối với trường hợp bệnh nhân không thể nuốt nguyên viên thuốc, có thể nghiền ra và trộn với nước hay thức ăn mềm như nước sốt táo ngay trước khi ăn hay uống.
Ngoài ra, viên Rivaroxaban được nghiền ra có thể cho qua ống thông dạ dày sau khi xác định đúng vị trí đặt ống thông ở dạ dày. Viên thuốc nghiền ra phải được cho vào một lượng nước nhỏ đổ qua ống thông, sau đó dội thêm nước.
Liều dùng
Liều dùng thông thường trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở bệnh nhân người lớn:
- Liều khuyến cáo là 10 mg Rivaroxaban uống mỗi ngày một lần. Liều khởi đầu nên được dùng trong vòng 6-10 giờ sau phẫu thuật, với điều kiện tình trạng cầm máu đã được thiết lập.
- Thời gian điều trị phụ thuộc vào nguy cơ huyết khối tĩnh mạch của từng cá nhân bệnh nhân xác định bởi loại phẫu thuật chỉnh hình.
- Đối với bệnh nhân trải qua đại phẫu khớp háng, thời gian điều trị khuyến cáo là 5 tuần.
- Đối với các bệnh nhân trải qua đại phẫu khớp gối, thời gian điều trị khuyến cáo là 2 tuần.
Liều dùng thông thường trong phòng ngừa đột quỵ và tắc mạch hệ thống:
- Liều khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày một lần, đây cũng là liều tối đa được khuyến cáo.
- Khi bệnh nhân điều trị với Rivaroxaban nên được duy trì lâu dài sẽ cho các lợi ích về phòng ngừa đột quỵ và tắc mạch hệ thống lớn hơn nguy cơ chảy máu.
Liều dùng thông thường trong điều trị DVT, điều trị PE và phòng ngừa tái phát DVT và PE:
Liều khuyến cáo cho điều trị ban đầu DVT cấp tính hoặc PE là 15 mg hai lần mỗi ngày trong ba tuần đầu tiên, sau đó là 20 mg mỗi ngày một lần để điều trị tiếp và phòng ngừa tái phát DVT và PE, được chỉ ra trong bảng dưới đây.
Liều dùng | Liều tối đa | |
Ngày 1 - 21 | 15mg x ngày 2 lần | 30mg |
Ngày thứ 22 trở đi | 20mg x ngày 1 lần | 20mg |
Thời gian điều trị nên được cá nhân hóa sau khi đánh giá cẩn thận về lợi ích điều trị chống lại nguy cơ xuất huyết. Thời gian điều trị ngắn (ít nhất là 3 tháng) nên được dựa trên các yếu tố nguy cơ tạm thời (ví dụ mới phẫu thuật gần đây, chấn thương, bất động) và thời gian dài hơn nên dựa vào các yếu tố nguy cơ thường trực hay DVT vô căn hoặc PE.
Nếu quên một liều trong giai đoạn điều trị mỗi ngày hai lần liều 15 mg (ngày 1-21), bệnh nhân nên uống Rivaroxaban ngay khi nhớ ra để đảm bảo lượng 30 mg Rivaroxaban mỗi ngày. Trong trường hợp này, có thể uống hai viên nén 15 mg cùng một lúc. Bệnh nhân nên tiếp tục uống đều đặn hai lần mỗi ngày liều 15 mg vào ngày tiếp theo như đã khuyến cáo.
Nếu quên một liều trong giai đoạn điều trị một lần mỗi ngày (ngày 22 trở đi), bệnh nhân nên uống Rivaroxaban ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống mỗi ngày một lần vào ngày hôm sau như đã khuyến cáo. Không nên tăng liều gấp đôi trong cùng một ngày để bù cho một liều đã quên.
Trường hợp chuyển đổi từ các chất đối kháng vitamin K (VKA) sang Rivaroxaban:
- Khi bệnh nhân chuyển đổi từ VKA sang Rivaroxaban, các giá trị INR sẽ tăng giả tạo sau khi uống Rivaroxaban.
- INR này không có giá trị để đo hoạt tính chống đông của Rivaroxaban, và vì vậy, không nên sử dụng.
Trường hợp chuyển đổi từ Rivaroxaban sang các chất đối kháng vitamin K (VKA):
Trong quá trình chuyển đổi từ Rivaroxaban sang VKA, có thể xảy ra tình trạng kháng đông không đầy đủ. Cần đảm bảo tình trạng kháng đông đầy đủ, liên tục trong bất kỳ quá trình chuyển đổi sang thuốc kháng đông thay thế. Cần lưu ý rằng Rivaroxaban có thể góp phần vào việc làm cho giá trị INR tăng lên.
Đối với các bệnh nhân chuyển đổi từ Rivaroxaban sang VKA, thì nên dùng đồng thời VKA cho tới khi INR ≥ 2,0. Trong hai ngày đầu của thời gian chuyển đổi, nên sử dụng liều VKA tiêu chuẩn, tiếp đến là liều VKA dựa trên xét nghiệm INR.
Trong trường hợp bệnh nhân dùng cả Rivaroxaban và VKA, thì không nên xét nghiệm INR trước 24 h sau liều dùng Rivaroxaban trước đó nhưng trước liều dùng Rivaroxaban tiếp theo. Một khi Rivaroxaban bị gián đoạn, có thể tiến hành xét nghiệm INR với mức độ đáng tin cậy trong 24 h sau liều dùng cuối cùng.
Trường hợp chuyển đổi từ các thuốc kháng đông dạng tiêm sang Rivaroxaban:
Đối với bệnh nhân hiện đang dùng thuốc chống đông máu đường tiêm, bắt đầu dùng Rivaroxaban 0 đến 2 giờ trước thời gian dùng của thuốc tiêm tiếp theo (ví dụ như heparin trọng lượng phân tử thấp) hoặc tại thời điểm ngừng của một loại thuốc tiêm sử dụng liên tục (ví dụ như tiêm tĩnh mạch heparin không phân đoạn).
Trường hợp chuyển đổi từ Rivaroxaban sang các thuốc kháng đông dạng tiêm:
Dùng liều đầu tiên thuốc kháng đông đường tiêm vào thời gian mà đáng lẽ sẽ dùng liều Rivaroxaban tiếp theo.
Liều dùng cho bệnh nhân đặc biệt:
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận:
Dữ liệu lâm sàng hạn chế trên những bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinine 15 – 29 ml/phút) cho thấy nồng độ Rivaroxaban huyết tương tăng đáng kể. Vì vậy, nên thận trọng dùng Rivaroxaban cho những bệnh nhân này. Không khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine < 15 ml/phút.
Ở bệnh nhân suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinine 30-49 ml/phút) hoặc nặng (độ thanh thải creatinine 15-29 ml/phút), khuyến cáo áp dụng các liều sau đây:
- Để phòng ngừa đột quỵ và tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân rung nhĩ không do bệnh van tim, liều khuyến cáo là 15 mg mỗi ngày một lần.
- Để điều trị DVT, điều trị PE và phòng ngừa tái phát DVT và PE: Bệnh nhân cần được điều trị với liều 15 mg hai lần mỗi ngày trong 3 tuần đầu tiên.
Sau đó, liều khuyến cáo là 20 mg mỗi ngày một lần. Nên xem xét giảm liều từ 20 mg một lần mỗi ngày xuống 15 mg mỗi ngày một lần nếu đánh giá nguy cơ chảy máu của bệnh nhân không cao hơn nguy cơ tái phát DVT và PE. Khuyến cáo sử dụng 15 mg dựa trên mô hình PK và chưa được nghiên cứu trong bối cảnh lâm sàng này.
Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinine 50 – 80 ml/phút).
Bệnh nhân suy giảm chức năng gan:
Chống chỉ định Rivaroxaban ở các bệnh nhân mắc bệnh gan đi kèm với bệnh đông máu và nguy cơ chảy máu có liên quan về mặt lâm sàng bao gồm những bệnh nhân xơ gan với xếp loại Child Pugh B và C.
Trẻ em:
Chưa xác định được hiệu quả và tính an toàn của Rivaroxaban cho trẻ em dưới 18 tuổi. Không có dữ liệu. Do vậy, không nên dùng Rivaroxaban cho trẻ dưới 18 tuổi.
Bệnh nhân trải qua đảo nhịp tim
Rivaroxaban có thể được bắt đầu hoặc tiếp tục dùng ở những bệnh nhân trải qua đảo nhịp tim.
Đối với siêu âm tim qua thực quản (TEE) hướng dẫn đảo nhịp tim ở những bệnh nhân không được điều trị thuốc chống đông máu trước đó, điều trị Rivaroxaban nên được bắt đầu ít nhất 4 giờ trước khi đảo nhịp tim để đảm bảo đủ thuốc chống đông máu.
Đối với tất cả các bệnh nhân, phải xác nhận trước khi đảo nhịp tim rằng bệnh nhân đã dùng Rivaroxaban như đã kê đơn.
Quyết định về việc bắt đầu và thời gian điều trị cần xem xét đến khuyến cáo trong hướng dẫn đã được thiết lập đối với việc điều trị bằng thuốc chống đông máu ở bệnh nhân trải qua đảo nhịp tim.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Rivaxored, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADRs).
Các tần suất của ADRs báo cáo với Rivaroxaban dưới đây theo phân loại hệ thống cơ quan (MedDRA) và theo tần suất.
Tần suất được xác định như sau: Rất phổ biến (≥ 1/10), phổ biến (≥ 1/100 đến < 1/10), không phổ biến (≥ 1/1.000 đến < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10.000 đến < 1/1.000), chưa biết (không thể ước tính được từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn hệ thống máu và bạch huyết:
- Phổ biến: Thiếu máu (bao gồm cả các thông số xét nghiệm tương ứng).
- Không phổ biến: Tăng tiểu cầu (bao gồm tăng số tiểu cầu)A.
Rối loạn hệ thống miễn dịch:
- Không phổ biến: Phản ứng dị ứng, viêm da dị ứng.
Rối loạn hệ thần kinh:
- Phổ biến: Chóng mặt, nhức đầu.
- Không phổ biến: Xuất huyết não và nội sọ, ngất.
Rối loạn mắt:
- Phổ biến: Xuất huyết mắt (bao gồm xuất huyết kết mạc).
Rối loạn tim:
- Không phổ biến: Nhịp tim nhanh.
Rối loạn mạch:
- Phổ biến: Hạ huyết áp, tụ máu.
Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất:
- Phổ biến: Chảy máu cam, ho ra máu.
Rối loạn tiêu hóa:
- Phổ biến: Chảy máu nướu răng, xuất huyết đường tiêu hóa (bao gồm xuất huyết trực tràng), đau bụng và dạ dày ruột, khó tiêu, buồn nôn, táo bónA, tiêu chảy, nôn mửaA.
- Không phổ biến: Khô miệng.
Rối loạn gan – mật:
- Không phổ biến: Chức năng gan bất thường.
- Hiếm gặp: Vàng da.
Rối loạn da và mô dưới da:
- Phổ biến: Ngứa (bao gồm cả trường hợp không phổ biến của bệnh ngứa toàn thân), phát ban, bằm xuất huyết dưới da, xuất huyết ở da và dưới da.
- Không phổ biến: Mày đay.
Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết:
- Phổ biến: Đau ở đầu chiA.
- Không phổ biến: Chảy máu trong khớp
- Hiếm gặp: Chảy máu cơ.
- Chưa biết: Hội chứng khoang thứ phát sau xuất huyết.
Rối loạn thần và tiết niệu:
- Phổ biến: Xuất huyết đường tiết niệu sinh dục (bao gồm cả tiểu máu và rong kinhB), suy thận (bao gồm tăng creatinine máu, tăng ure máu)A.
- Chưa biết: Suy thận/suy thận cấp thứ phát sau chảy máu nghiêm trọng do giảm tưới máu.
Rối loạn chung và bệnh tại chỗ uống thuốc:
- Phổ biến: SốtA, phù ngoại vi, giảm sức lực và năng lượng (bao gồm cả mệt mỏi và suy nhược).
- Hiếm gặp: Phù cục bộA
- Không phổ biến: Cảm thấy không khỏe (bao gồm khó chịu).
Các xét nghiệm:
- Phổ biến: Tăng transaminase.
- Không phổ biến: Tăng bilirubin, tăng phosphatase kiềm trong máuA, tăng LDHA, tăng lipaseA, tăng amylaseA, tăng GGTA.
- Hiếm gặp: Bilirubin liên hợp tăng (có hoặc không có sự gia tăng đồng thời của ALT).
Thương tích, ngộ độc và các biến chứng sau thủ thuật:
- Phổ biến: Xuất huyết sau thủ thuật (bao gồm thiếu máu sau phẫu thuật và xuất huyết vết thương) dụng dập, dịch tiết ra từ vết thươngA.
- Hiếm gặp: Giả phình mạchC.
A: Quan sát thấy trong phòng ngừa thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) ở bệnh nhân người lớn được phẫu thuật theo chương trình thay thế khớp háng hoặc khớp gối.
B: Quan sát thấy trong điều trị DVT, PE và dự phòng tái phát rất phổ biến ở phụ nữ < 55 tuổi.
C: Quan sát không thường xuyên ở bệnh nhân trong phòng ngừa huyết khối do xơ vữa động mạch sau một trị liệu ACS (sau khi can thiệp qua da).
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Sản phẩm liên quan
![Viên nang mềm L-Cystine 500mg Phils Lin hỗ trợ điều trị viêm da do thuốc, sạm da, tàn nhang (12 vỉ x 5 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/IMG_3069_6dbb6fe238.jpg)
![Thuốc Methocarbamol 750 Savi điều trị triệu chứng trong rối loạn cơ xương cấp tính (3 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00038742_de266167bf.jpg)
![Thuốc Carsil 90mg Sopharma điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ (5 vỉ x 6 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00017543_carsil_90mg_sopharma_5x6_1518_60a3_large_57352c53c9.png)
![Thuốc Glupain Forte 750mg CMPS giảm thoái hoá khớp (10 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00020750_glupain_forte_750mg_cmps_10x10_1961_60b8_large_ccb7887ebd.jpg)
![Thuốc Zelfamox 875/125 DT điều trị viêm tai giữa, viêm họng (14 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00029412_zelfamox_v_875mg125mg_4738_6163_large_4cf442f4cd.jpg)
![Thuốc Amoxicillin 500mg Domesco điều trị nhiễm khuẩn (10 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/IMG_1604_5cee949270.jpg)
![Hỗn dịch uống Grangel Shinpoong Deawoo điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng cấp, mạn tính (20 gói)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/IMG_5731_4497197dfa.jpg)
![Thuốc Glosardis 40 Glomed Điều trị tăng huyết áp vô căn, phòng ngừa bệnh tim mạch (3 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00003406_glosardis_40_3x10_glomed_8014_6127_large_a0fc6ecc9b.jpg)
![Thuốc tiêm tĩnh mạch Pamatase Inj Myungmoon điều trị viêm khớp dạng thấp, hen phế quản (10 lọ)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/614_749b5c318a.jpg)
![Thuốc Reminyl 8mg Janssen điều trị sa sút trí tuệ (4 vỉ x 7 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00018265_reminyl_8mg_janssen_4x7_2419_60a4_large_fb20db2b83.jpg)
![Thuốc Scanax 500 Stella điều trị nhiễm khuẩn (5 vỉ x 10 viên)](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/00006608_scanax_500mg_6488_61d7_large_2a3926e816.jpg)
Tin tức
![Nên mua địu ngồi hay địu trợ lực tốt hơn?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nen_mua_diu_ngoi_hay_diu_tro_luc_tot_hon1_8c8bf9a0dc.jpg)
![Nguyên nhân ù tai ở người cao tuổi và những điều cần biết](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nguyen_nhan_u_tai_o_nguoi_cao_tuoi_va_nhung_dieu_can_biet_NFR_Rm_1652284383_14f1fa7483.jpg)
![Đau lưng gần xương chậu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_lung_gan_xuong_chau_bi_benh_gi_co_nguy_hiem_khong1_10fe666983.jpg)
![Mẹ bầu bị rối loạn tiền đình khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/me_bau_bi_roi_loan_tien_dinh_khi_mang_thai_co_anh_huong_den_thai_nhi_khong_Way_MD_1673711936_3aa8e1a827.jpg)
![Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Bạn đã biết chưa?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/cu_san_moc_mam_co_an_duoc_khong_ban_da_biet_chua_Mhg_Cc_1673628188_0a22c82dbb.jpg)
![Ăn quẩy có béo không? Tác hại khi sử dụng quẩy thường xuyên](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/goc_ban_khoan_an_quay_co_beo_khong_03_Cropped_cc300bd827.jpg)
![Bệnh lẹo mắt và những điều bạn cần biết](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_leo_mat_va_nhung_dieu_ban_can_biet_uf_C_Tg_1595846976_4ee01005e1.jpg)
![Dấu hiệu thận có vấn đề và những điều bạn cần biết](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/dau_hieu_than_co_van_de_va_nhung_dieu_ban_can_biet_1_427320caca.jpg)
![Niềng răng 1 hàm trên có được không? Nên niềng bằng phương pháp nào?](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/nieng_rang_1_ham_tren_co_duoc_khong_nen_nieng_bang_phuong_phap_nao_3_45cc9e6900.jpg)
![Da sần vỏ cam: Nguyên nhân và cách khắc phục](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/da_san_vo_cam_nguyen_nhan_va_cach_khac_phuc_EZG_Kh_1676889403_24e35b2286.jpg)
![Clarityne có dùng được cho bà bầu không? Mẹo giúp bà bầu hạn chế tình trạng dị ứng](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/clarityne_co_dung_duoc_cho_ba_bau_khong_meo_giup_ba_bau_han_che_tinh_trang_di_ung_2_bd31c752c9.jpg)
![Chụp CT u phổi và quy trình thực hiện cơ bản](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/chup_ct_u_phoi_va_quy_trinh_thuc_hien_co_ban_3_7cb47f09f2.jpg)