Dịch truyền Mannitol 20% Fresenius Kab phòng hoại tử thận cấp do hạ huyết áp, thiểu niệu sau mổ (250ml)
Danh mục
Dịch truyền
Quy cách
Dung dịch tiêm truyền - Chai
Thành phần
Mannitol
Thương hiệu
Fresenius Kabi - FRESENIUS KABI BIDIPHAR
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-23168-15
0 ₫/Chai
(giá tham khảo)Thuốc Mannitol 20% được dùng trong các trường hợp phòng hoại tử thận cấp do hạ huyết áp, thiểu niệu sau mổ, gây lợi niệu ép buộc để tăng đào thải các chất độc qua đường thận, làm giảm áp lực nội sọ trong phù não, làm giảm nhãn áp, dùng trước và trong các phẫu thuật mắt, dùng làm test thăm dò chức năng thận, dùng làm dịch rửa trong cắt nội soi tuyến tiền liệt.
Cách dùng
Tiêm truyền tĩnh mạch.
Liều dùng
Người lớn
Làm test:
Truyền tĩnh mạch 200 mg/kg thể trọng hoặc 12,5 g dung dịch manitol 15% hoặc 25%, trong 3 đến 5 phút, sẽ gây bài xuất nước tiểu ít nhất là 30 đến 50 ml mỗi giờ trong vòng từ 2 đến 3 giờ sau đó. Nếu đáp ứng với lần thứ nhất không tốt thì có thể làm lại test lần thứ hai. Nếu lưu lượng nước tiểu 2 - 3 giờ sau khi làm test dưới 30 - 50 ml/giờ thì thận đã bị tổn thương thực thể (không được dùng manitol trong trường hợp này).
Phòng ngừa suy thận cấp:
Làm test như trên liều thông thường người lớn cho từ 50 đến 100 g tiêm truyền tĩnh mạch với dung dịch từ 5 đến 25%. Tốc độ truyền thường điều chỉnh để có 1 lưu lượng nước tiểu ít nhất từ 30 đến 50 ml/giờ.
Ðể tăng đào thải các độc tố:
Làm test như trên thông thường duy trì lưu lượng nước tiểu ít nhất 100 ml/giờ, thường duy trì 500 ml/giờ và cân bằng dương tính về dịch tới 1 - 2 lít.
Ðể giảm độc tính của cisplatin lên thận:
Truyền nhanh 12,5 g ngay trước khi dùng cisplatin, sau đó truyền 10 g/giờ, trong 6 giờ dùng dung dịch 20%. Bù dịch bằng dung dịch có natri clorid 0,45%, kali clorid 20 - 30 mEq/lít với tốc độ 250 ml/giờ, trong 6 giờ. Duy trì lưu lượng nước tiểu trên 100 ml/giờ bằng cách truyền tĩnh mạch manitol.
Làm giảm áp lực nội sọ:
Truyền tĩnh mạch nhanh dung dịch manitol 15% đến 25%, theo liều 1 đến 2 g/kg, trong vòng 30 đến 60 phút. Nếu hàng rào máu - não không nguyên vẹn thì truyền manitol có thể dẫn đến tăng áp lực nội sọ (trường hợp này nên dùng furosemid).
Làm giảm áp lực nhãn cầu:
Liều 1,5 đến 2 g/kg, truyền trong 30 - 60 phút với dung dịch 15 - 20%. Tác dụng xuất hiện trong vòng 15 phút tính từ lúc bắt đầu truyền manitol và kéo dài từ 3 đến 8 giờ sau khi ngừng truyền. Có thể đánh giá tác dụng của manitol lên áp lực nội sọ và nhãn áp bằng cách khám đáy mắt người bệnh (tình trạng phù gai thị, ứ trệ), theo dõi các triệu chứng lâm sàng. Ðiều chỉnh liều, nồng độ dịch và tốc độ truyền theo mức độ đáp ứng của người bệnh.
Dùng trong phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo:
Dung dịch manitol từ 2,5% đến 5% được dùng để tưới, rửa bàng quang trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo.
Liều dùng trong nhi khoa
Ðiều trị thiểu niệu hoặc vô niệu:
Làm test với liều 200 mg/kg như trên; liều điều trị là 2g/kg truyền tĩnh mạch dung dịch 15 - 20% trong 2 - 6 giờ.
Ðể giảm áp lực nội sọ hoặc áp lực nhãn cầu:
Liều 2 g/kg, truyền trong 30 - 60 phút dùng dung dịch 15 - 25%.
Ðiều trị ngộ độc:
2 g/kg, truyền dung dịch 5 - 10% sao cho duy trì được một lưu lượng nước tiểu lớn.
Người cao tuổi
Bắt đầu bằng liều ban đầu thấp nhất và điều chỉnh theo đáp ứng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Ngừng ngay việc truyền manitol. Ðiều trị triệu chứng.
Làm gì khi quên 1 liều?
Chưa ghi nhận.
Khi sử dụng thuốc Mannitol 20%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Tuần hoàn: Tăng thể tích dịch ngoài tế bào, quá tải tuần hoàn (khi dùng liều cao), viêm tắc tĩnh mạch.
-
Toàn thân: Rét run, sốt, nhức đầu.
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, khát, tiêu chảy (khi dùng theo đường uống, manitol có tác dụng như thuốc tẩy).
-
Chuyển hóa: Mất cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng kiềm - toan.
-
Cơ xương: Ðau ngực.
-
Mắt: Mờ mắt.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Tại chỗ: Thuốc ra ngoài mạch có thể gây phù và hoại tử da.
-
Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
-
Thận: Thận hư từng ổ do thẩm thấu, suy thận cấp (khi dùng liều cao).
-
Phản ứng dị ứng: Mày đay, choáng phản vệ, chóng mặt.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ trong khi truyền dịch manitol và phải truyền chậm.
Phải giảm tốc độ truyền nếu người bệnh kêu nhức đầu, buồn nôn...
Ðề phòng vỡ ruột trong lúc soi đại tràng bằng cách bơm và hút hơi đại tràng trong lúc soi.