Bé 7 tuần tuổi phải chăm sóc thế nào? Mẹ bỉm cần lưu ý gì?

Trẻ sơ sinh thực sự cần được nhiều quan tâm hơn bởi khả năng miễn dịch chưa tốt và cơ thể vẫn còn đang cần phát triển. Với em bé 7 tuần tuổi, giai đoạn này nhờ sữa mẹ nên chắc hẳn trẻ đã “thay da đổi thịt” nhiều. Tuy nhiên độ tuổi này liệu bé phát triển như thế nào là ổn và chăm trẻ ra sao cho tốt là thắc mắc của nhiều người đặt ra.

Sức khỏe trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Trẻ sơ sinh khi vừa chào đời thường có trọng lượng khoảng 3 đến 3.5kg. Và sau mỗi tháng thì cân nặng của bé sẽ tăng đều thêm 600 - 700g. Giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến 1 tháng tuổi bạn có thể nhìn thấy bé nặng và dài ra khá nhanh. Về chiều cao, bé được 1 tháng tuổi sẽ dài khoảng 45 - 50cm, sau mỗi tháng có thể dài thêm 3 đến 4cm.

Bé đa phần lớn lên nhờ được bú và ngủ. Vậy nên thời gian này trẻ ngủ rất nhiều, có thể ngủ từ 14 đến 16 tiếng mỗi ngày. Từ khi sinh ra, trẻ đã có thể nghe và cảm nhận được âm thanh, ví dụ có lớn tiếng trẻ sẽ giật mình và khóc. Chưa kể khứu giác của bé rất nhạy, trẻ dễ dàng nhận ra mùi sữa của mẹ ở khoảng cách nhất định. Ngoài ra bé mới sinh hay bé 7 tuần tuổi, 10 tuần tuổi hoặc lớn hơn chủ yếu giao tiếp với người lớn bằng cười, khóc và nhìn âu yếm.

Bé 7 tuần tuổi phải chăm sóc thế nào? Mẹ bỉm cần lưu ý gì? 1
Bé sơ sinh cần nhiều quan tâm để bảo vệ tốt sức khoẻ

Các chuyên gia cũng khuyến khích bố mẹ bỉm nên tăng cường giao lưu với con để gắn kết tình cảm cũng như giúp bé nhanh phát huy khả năng ngôn ngữ. Có những phản xạ tự nhiên xuất hiện ở trẻ sơ sinh như mỉm cười, chu môi, nắm chặt tay mẹ, nhìn chăm chú đồ vật xung quanh, lúc này mẹ có thể an tâm con có đủ nhận thức và bắt đầu thích thú với thế giới quanh bé.

Tuy nhiên giai đoạn vừa mới sinh, mẹ bỉm cần cẩn trọng bởi trẻ có thể đối mặc với nhiều bệnh lý. Đầu tiên có thể kể đến là bệnh vàng da sinh lý, hiện tượng này có thể khỏi sau 10 ngày nhưng nếu bệnh kéo dài thì cần được thăm khám bác sĩ. Ngoài ra như đã đề cập, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Trẻ có thể bị chướng bụng, đi “nặng” phân lỏng, sốt, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bé 7 tuần tuổi phát triển ra sao?

Bé ở độ 7 tuần tuổi sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều so với với khi vừa chào đời. Bé sẽ bắt đầu thích thú với nhiều thứ đặc biệt rất nhạy cảm với âm thanh. Trẻ lúc này đã có thể cười to, vùng vẫy chân tay, khóc lớn hay im lặng để lắng nghe. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ mới chơi đùa được trong tư thế nằm sấp.

Bé 7 tuần tuổi phải chăm sóc thế nào? Mẹ bỉm cần lưu ý gì? 2
Bé 7 tuần tuổi có thể tương tác với bố mẹ như cười, khóc, nheo mắt

Về làn da, lúc bé 7 tuần trên đầu có thể vẫn còn các mảng da thô ráp. Tuy nhiên chúng có thể biến mất sau 6 tháng. Mẹ bỉm muốn mảng da này sớm bong tróc thì có thế sử dụng dầu gội chuyên dành cho bé cùng bàn chải mềm để loại bỏ chúng. Ngoài ra không nên tắm thường xuyên cho bé, bởi tắm nhiều có thể khiến da bé bị khô và dễ cảm lạnh.

Mẹ bỉm thường thắc mắc bé 7 tuần tuổi có cân nặng, chiều dài thế nào là chuẩn? Thực tế cân nặng và chiều dài của trẻ còn phụ thuộc nhiều vào gen, chế độ chăm sóc cùng môi trường xung quanh. Trung bình từ tháng thứ 2 tới tháng thứ 6, bé sẽ tăng thêm 2.5 chiều dài mỗi tháng cũng như nặng thêm 100 - 200g mỗi tuần. 

Nếu chẳng may trẻ đang có những dấu hiệu nhẹ cân, trẻ phát triển chậm so với tiêu chuẩn thì mẹ bỉm cần cho bé bú nhiều hơn. Có thể tham vấn bác sĩ để kết hợp giữa sữa mẹ và sữa công thức. Bởi trẻ lớn lên chủ yếu nhờ vào sữa mẹ nên người mẹ cần xây dựng chế độ ăn thật khoa học, đủ chất nhưng lành tính để cho con nguồn sữa tốt nhất. Đặc biệt vào giai đoạn 7 tuần tuổi, bố mẹ phải chú ý đến lịch tiêm chủng của trẻ để đảm bảo bé được tiêm đủ liều. Luôn tìm hiểu và tham vấn bác sĩ để tiêm phòng cho con loại vắc xin tốt nhất, ngừa bệnh hiệu quả.

Chăm sóc bé 7 tuần tuổi thế nào cho tốt?

Bé lúc 7 tuần tuổi cần có một chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh thật cẩn thận. Vậy lúc này bố mẹ bỉm phải nắm rõ những nguyên tắc sau:

Dinh dưỡng

Lúc bé khoảng 2 tháng tuổi, dinh dưỡng là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Giai đoạn này bé chủ yếu dùng sữa mẹ vậy nên người mẹ phải đảm bảo cho trẻ bú được nguồn sữa tốt nhất. Một khi mẹ mắc bệnh thì chất lượng sữa sẽ không đảm bảo, hạn chế cho bé bú. Lúc này có thể cân nhắc dùng sữa bột thật phù hợp để bé bú bình.

Bé 7 tuần tuổi phải chăm sóc thế nào? Mẹ bỉm cần lưu ý gì? 3
Bé cần bổ sung nguồn sữa chất lượng

Sinh hoạt

Giai đoạn bé 7 tuần tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ luyện tập với việc nằm sấp. Nằm sấp tốt sẽ là bước đệm quan trọng để bé phát triển các kỹ năng khác như bò, ngồi hay đứng dậy. Mẹ có thể cho bé nằm sấp trên ngực mình và chơi đùa cùng trẻ. Ngoài ra trong việc vệ sinh, nên dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh với thành phần lành tính để hạn chế kích ứng da. Ưu tiên tắm cho bé bằng nước ấm và không nên tắm quá lâu, sau tắm hãy lau khô và mặc áo quần ấm cho bé.

Trên đây là những chia sẻ về sự phát triển của bé 7 tuần tuổi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về sức khỏe trẻ sơ sinh cũng như có cho bản thân một kế hoạch chăm con thật khoa học. 

Xem thêm: Đặc điểm phát triển của bé 6 tuần tuổi và cách chăm sóc trẻ



Chat with Zalo