Bầu 8 tháng đau bụng dưới có nguy hiểm không? Khi nào cần gọi bác sĩ

Mặc dù không phải trường hợp đau bụng dưới nào khi mang thai cũng bất thường nhưng có thể đó là một dấu hiệu nguy hiểm khi cơn đau tăng dần và dữ dội hơn là đau âm ỉ, đau từng cơn.

Vì thế, việc xác định cơn đau của thai phụ là một điều vô cùng quan trọng. Đối với một số bà bầu các biến chứng thai nghiêm trọng rất cần sự theo dõi, quan tâm và chăm sóc từ bác sĩ. 

Nguyên nhân bầu 8 tháng đau bụng dưới

Nguyên nhân chủ yếu khiến các mẹ bầu 8 tháng đau bụng dưới đó là sự phát triển và tăng kích thước một cách nhanh chóng của thai nhi khiến tử cung bị giãn nở và làm cho dây chằng hoạt động tối đa để nâng đỡ bụng mẹ. Sự căng cơ thể này khiến mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm  hoặc đau ê mỏi ở bụng dưới, đau khớp hông chậu và đáy thắt lưng.

Tùy vào kích thước của bé mà mẹ sẽ cảm thấy đau nhiều hay ít và thời gian diễn ra ngắn hay dài. Đau bụng dưới trong tháng cuối là tình trạng phổ biến nên thai phụ không cần quá bận tâm hoặc lo lắng, trừ các trường hợp đau dữ dội, triền miên trong ngày và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác.

Bầu 8 tháng đau bụng dưới bị đau khớp bụng dưới Bầu 8 tháng đau bụng dưới và bị đau khớp bụng dưới

Mang thai tháng thứ 8 đau bụng dưới có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 tiếp tục ghé thăm thường xuyên, dù mẹ đã cố gắng nghỉ ngơi thì lúc này mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Đặc biệt, khi mẹ bầu cảm thấy đau nhói hay cơn gò cứng bụng lặp đi lặp lại với tần suất lớn hơn 10 lần/ ngày thì bụng bầu chắc chắn đang gặp vấn đề.

Trường hợp đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay lập tức. Hiện tượng chảy máu trong những tháng cuối 7, 8, 9 của thai kỳ là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp sinh hoặc đang gặp phải một số vấn đề về thai kỳ nghiêm trọng, cụ thể:

  • Sinh non hoặc dọa sinh non: Đó là những cơn đau và gò cứng bụng xuất hiện theo một chu kỳ nhất định, đau từng hồi giống như cảm giác đau đẻ thật sự vì tử cung bị co thắt.
  • Sảy thai hoặc dọa sảy thai: Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng bầu vẫn có tình trạng đau nhói, gò cứng liên tục, thậm chí xuất hiện hiện tượng máu đông chảy ra.
  • Nhau thai bong non: Thông thường, nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể mẹ bầu sau khi thai nhi sinh ra. Nhưng tình trạng nhau bong non trước khi sinh lại rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết là các cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, khi đó tử cung sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết nhiều.
  • Nhiễm trùng và bệnh viêm đường tiết niệu: Bầu 8 tháng đau bụng có thể là dấu hiệu mẹ bầu bị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Triệu chứng thường gặp là cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đau bụng dưới thường xuyên.

Tình trạng bầu tháng thứ 8 bị đau bụng dưới liên tục

Tình trạng bầu tháng thứ 8 bị đau bụng dưới liên tục, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ

Phương pháp giúp bà bầu giảm cảm giác đau bụng dưới hiệu quả

Bà bầu 8 tháng có thể hạn chế các cơn đau bụng dưới bằng việc đi đứng sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống đúng cách. Những việc này không những giúp mẹ giảm đau mà còn rất tốt cho thai nhi, các mẹ cần chú ý:

  • Uống nhiều nước, theo lời bác sĩ thì mỗi ngày, bà bầu nên uống ít nhất là 2 lít nước và không nên uống nhiều trong 1 lần, có thể chia ra, mỗi lần uống một ít.
  • Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả để việc tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh tình trạng táo bón gây căng bụng.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong các tháng 7, 8, 9 để tránh tác động đến thai nhi.
  • Đi bộ nhẹ mỗi ngày từ 15 đến 30 phút để giúp máu lưu thông tốt hơn, mẹ bầu ngủ ngon hơn.
  • Tư thế nằm nghiêng bên trai là tư thế giúp cho các tĩnh mạch bên phải không bị áp lực, máu tuần hoàn tốt hơn.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng, ngồi hoặc nằm trong một tư thế quá lâu nhưng cần chú ý thay đổi tư thế nhẹ nhàng tránh đột ngột gây áp lực đến bụng khi chuyển sang ngồi nên chậm rãi nghiêng người dùng tay làm điểm tựa và ngồi dậy từ từ.

 

Mẹ cần ăn nhiều rau xanh để tránh tình trạng căng bụng vì táo bón

Mẹ cần ăn nhiều rau xanh để tránh tình trạng căng bụng vì táo bón

Khi nào cần khám bác sĩ do đau bụng dưới ở 3 tháng cuối thai kỳ?

Gọi bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trường hợp mẹ bầu có bất kỳ cơn đau bất thường ở dạ dày hoặc bụng. Tại mỗi lần khám, mẹ bầu hãy nói về tất cả những triệu chứng mình gặp phải, các mức độ và tiến triển như thế nào.

Hãy đến phòng cấp cứu hoặc gọi điện cho chuyên gia y tế nếu:

  • Mẹ cảm thấy đau bụng dưới dữ dội, đau ở bên phải hoặc đau không thể chịu được;
  • Đau bụng kèm theo chảy máu ở âm đạo;
  • Các cơn đau co thắt thường xuyên xảy ra;
  • Đau bụng và có tình trạng sốt;
  • Các triệu chứng của cao huyết áp như: Chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi nhiều;
  • Ngứa, vàng mắt, vàng da và buồn nôn.

Đau bụng dưới ở 3 tháng cuối thai kỳ chúng ta không nên chủ quan bởi đây có thể là các dấu hiệu của tình trạng sinh non. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Ngay khi những dấu hiệu đau bất thường dù chỉ thoáng qua, bạn hãy đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

Bầu 8 tháng đau bụng dưới là biểu hiện khá phổ biến, tuy nhiên nếu cơn đau bụng triền miên, âm ỉ thì mẹ bầu vẫn nên hết sức cẩn trọng và có thể liên hệ trực tiếp cho bác sĩ.

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin và kiến thức về tình trạng này để có thể phòng tránh các trường hợp nguy cấp và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của bạn tốt hơn.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo