Bài tập giúp giảm triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là một tình trạng ngày càng gia tăng tỉ lệ mắc bệnh hiện nay, đặc biệt là ở những người trung niên và người già. Có rất nhiều bài tập rối loạn tiền đình đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm thiểu triệu chứng rối loạn tiền đình trong bài viết dưới đây.
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, tuy nhiên thường thấy nhiều ở người trưởng thành. Tình trạng này không chỉ gây mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng, bao gồm: Huyết áp thấp, bệnh tim mạch, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng quá nhiều rượu bia hay bệnh béo phì.
Một số bài tập rối loạn tiền đình
Các bài tập thể dục tốt cho người bị rối loạn tiền đình:
Bài tập Romberg
Bài tập rối loạn tiền đình Romberg thực hiện đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai và hai tay buông thẳng xuống.
Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, đẩy trọng lực xuống ngón chân và gót chân mà không giật ngón chân hoặc gót lên. Hãy cố gắng để vai và hông di chuyển cùng nhau và không khom lưng. Giữ vị trí đó trong giây lát rồi trở lại tư thế ban đầu.
Lặp lại 20 động tác mỗi lần, bắt đầu chậm rồi nâng dần tốc độ và biên độ di chuyển. Ban đầu, bạn nên mở mắt, sau đó mới thử nhắm mắt.
![Bài tập rối loạn tiền đình Romberg](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_giup_giam_trieu_chung_roi_loan_tien_dinh_1_4fe66107a9.png)
Bài tập lắc lư hai bên
Đứng gần tường, thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau và tay buông thẳng về phía người. Nhắm chặt hai mắt và lắc lư cả hai bên trong 30 giây.
Bạn có thể nâng cao mức độ bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước, song song với mặt đất.
Bài tập lắc lư trước sau
Đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai và hai tay buông thẳng xuống.
Di chuyển cả thân mình sang trái rồi sang phải, trụ trên chân trái và chân phải tương ứng mà không nhấc gót và ngón chân lên. Lặp lại 20 lần mỗi lần, bắt đầu chậm rồi nâng dần tốc độ và biên độ di chuyển. Ban đầu, bạn nên mở mắt, sau đó mới thử nhắm mắt.
![Bài tập rối loạn tiền đình lắc lư hai bên](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_giup_giam_trieu_chung_roi_loan_tien_dinh_2_58bf86455f.png)
Thực hiện các bài tập yoga
Yoga giúp lưu thông khí và oxy đi đến não bộ, giúp các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
Thực hiện các bài tập yoga để giải quyết các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững do rối loạn tiền đình gây ra.
Bài tập dậm chân tại chỗ
Dậm chân tại chỗ khoảng 3 phút để giống như động tác hành quân trong quân đội là bài tập rối loạn tiền đình dễ thực hiện tại nhà.
Kết thúc bài tập, hãy thả lỏng cơ thể tại chỗ.
![Bài tập rối loạn tiền đình dậm chân tại chỗ](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_giup_giam_trieu_chung_roi_loan_tien_dinh_3_bac7aadbc3.png)
Lưu ý khi thực hiện các bài tập rối loạn tiền đình
Để đạt được những hiệu quả tích cực bạn cần lưu ý những điều sau :
- Để đạt được kết quả tốt nhất khi tập luyện, cần duy trì thói quen luyện tập bài tập rối loạn tiền đình thường xuyên và cẩn thận trong từng động tác.
- Thời gian tập nên kéo dài khoảng 30 phút, bao gồm cả thời gian khởi động và thư giãn sau khi tập. Nên tránh tập quá lâu để tránh gây nhức mỏi cho các cơ.
- Trước khi tập, cần tránh ăn uống trong vòng 2 giờ.
- Ngay cả khi bạn bị các vấn đề về tim mạch hoặc xương khớp, bạn vẫn có thể tập yoga với sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
- Nên khởi động đầy đủ trước khi tập để giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
- Tập trên một tấm thảm hoặc chiếu để tránh gây mất vệ sinh hoặc nguy cơ cảm lạnh.
Trên đây là một số bài tập đơn giản mà bạn có thể áp dụng để giảm thiểu triệu chứng rối loạn tiền đình. Ngoài việc thực hiện các bài tập rối loạn tiền đình, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các nguyên nhân và các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của rối loạn tiền đình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm: 6 bài tập yoga cho người bị rối loạn tiền đình
Quỳnh Hương
Nguồn tham khảo: vinmec.com