Ăn vải có nóng không? Mỗi ngày ăn bao nhiêu vải là đủ?

Quả vải khi chín có vỏ màu đỏ đẹp mắt, cùi bên trong mọng nước và ngọt lịm. Đây là trái cây rất được yêu thích tại Việt Nam vào mùa hè. Lợi ích của quả vải đối với sức khỏe đã được y học cổ truyền và y học hiện đại ghi nhận. Tuy nhiên, ăn quả vải có nóng không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Bạn chớ tùy ý ăn vải theo sở thích nếu chưa hiểu rõ vấn đề này.

Quả vải có tính nhiệt hay tính hàn?

Đông y phân chia trái cây thành các thuộc tính hàn - lương - ôn - nhiệt, tương ứng với các tính lạnh - mát - ấm - nóng. Trong đó, phổ biến nhất các các loại trái cây có tính hàn và nhiệt. Quả có tính nhiệt khi ăn vào dễ tạo cảm giác nóng trong người. Ngược lại, phần lớn các loại quả có tính hàn đều giúp giải nhiệt và làm mát cơ thể. Quả vải được xếp vào nhóm trái cây có tính nhiệt.

ăn vải có nóng không 1
Theo Đông y, vải là quả có tính nhiệt

Giải đáp ăn vải có nóng không?

Với thuộc tính nhiệt, ăn quả vải gây nóng trong người tùy vào mức độ ăn ít hay nhiều. Các loại quả vải đều có chung thuộc tính nóng. Thắc mắc uống nước ép vải, ăn vải sấy khô hay ăn vải thiều có nóng không đều được giải đáp là có. Ăn vải dễ tăng sinh nhiệt, gây ra các hiện tượng phát ban, nổi mụn, nhiệt miệng. Câu hỏi ăn vải có nổi mụn không cũng được giải đáp là có nếu ăn nhiều.

Theo ghi chép của y học phương Đông, ăn quả vải gây bốc hỏa, đau nhức đầu, choáng váng thậm chí co giật. Ăn quá nhiều vải dẫn tới phát sốt, chảy máu mũi, sưng chân răng, phiền khát… Nóng trong người cũng gây trằn trọc khó ngủ, tiêu hóa kém và dễ táo bón. Theo một quan niệm của Trung Quốc, ăn một quả vải bằng đốt 3 ngọn đuốc ở trong người. Điều này thể hiện quả vải cực kỳ nóng.

ăn vải có nóng không 2
Ăn vải có nóng không được giải đáp theo Đông y là dễ gây nóng và nổi mụn

Ăn vải như thế nào để không bị nóng?

Nhiều người đã biết ăn quả vải có nóng không nhưng vì quá yêu thích nên vẫn ăn thiếu kiểm soát. Nếu biết ăn vải đúng cách, bạn sẽ không lo bị nóng hoặc nổi mụn. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn biết cách ăn vải tốt cho sức khỏe.

  • Người khỏe mạnh, không mắc bệnh lý cần kiêng vải có thể ăn 8 - 10 quả vải mỗi ngày. Lưu ý không ăn liền lúc nhiều hơn 10 quả vải. Phụ nữ mang thai và trẻ em chỉ nên ăn 3 - 4 quả mỗi ngày.
  • Trước khi ăn vải khoảng 15 - 20 phút, bạn uống thức uống giải nhiệt như: Trà thảo mộc, nước bí đao, nước đậu đen rang hoặc chè đậu xanh. Cách làm này sẽ giúp giải nhiệt sau khi ăn vải.
  • Không ăn vải khi đang đói vì tính nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây nóng rát và đau dạ dày.
  • Bạn có thể ăn cả lớp màng màu trắng bên ngoài cùi vải. Nó sẽ giảm được tính nhiệt của quả vải.
  • Nếu xuất hiện các biểu hiện mẩn ngứa, mụn, nóng nực trong người thì bạn ngừng ăn vải. Sau đó giải nhiệt bằng các loại nước hoặc trái cây có tính mát.

Bên cạnh tính nhiệt gây nóng, quả vải còn chứa nhiều đường nên không phải ai cũng có thể ăn. Trong 100g vải chứa tới 1,2g đường, dễ làm tăng đột biến chỉ số đường huyết nên không tốt cho bệnh tiểu đường. Phụ nữ mang thai hạn chế ăn vải để tránh tiểu đường thai kỳ, táo bón. Những người đang bị mụn nhọt, ốm sốt, mắc bệnh thủy đậu cũng không nên ăn vải.

ăn vải có nóng không 3
Để giải nhiệt khi ăn vải, bạn có thể uống thêm nước nước đậu đen rang

Ăn vải đúng cách có lợi ích gì?

Bạn không cần quá lo ngại ăn vải có nóng không nếu biết cách ăn hợp lý. Quả vải giàu vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 4 lợi ích nổi bật nhất khi bạn ăn quả vải.

Tăng cường miễn dịch

Trong 100g chứa 72mg vitamin C, đáp ứng 96% nhu cầu khuyến nghị cho nữ và 80% nhu cầu khuyến nghị cho nam trong 1 ngày. Vitamin C có vai trò quan trọng giúp tăng cường đề kháng, phòng ngừa hiệu quả các bệnh cảm cúm. Quả vải còn chứa vitamin B6, vitamin E, K và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể trước các mầm mống gây bệnh.

Phòng ngừa ung thư

Các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều chất chống oxy hóa trong quả vải. Điển hình là các chất epicatechin, rutin, oligonol, quercetin… Đây là những hoạt chất có thể ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu ở phòng thí nghiệm cho thấy ăn vải giúp chống lại ung thư gan, ung thư vú. Ăn vải cũng giúp bảo vệ tế bào trong quá trình hóa trị liệu.

Bảo vệ tim mạch

Các chất chống oxy hóa trong quả vải còn giúp ngăn ngừa bệnh về tim mạch. Đặc biệt là các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid giúp tăng cường chức năng của mạch máu. Chất chống oxy hóa oligonol thúc đẩy sản xuất oxit nitric giúp mở rộng mạch máu để máu lưu thông, giảm áp lực lên tim. Vitamin C trong quả vải tham gia vào quá trình chống lại xơ vữa động mạch.

ăn vải có nóng không 4
Quả vải chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tim mạch

Cải thiện làn da

Những thắc mắc ăn vải có nóng không, ăn vải có nổi mụn không đều được chuyên gia giải đáp là có. Nhưng nếu bạn ăn theo liều lượng khoa học, dưỡng chất trong quả vải có thể chống lão hóa và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Vitamin C tái tạo collagen, chữa lành các tổn thương trên da và trị mụn trứng cá. Các chất chống oxy hóa giúp giảm nếp nhăn, gìn giữ nét thanh xuân.

Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn câu trả lời thỏa đáng về thắc mắc ăn quả vải có nóng không. Bạn có thể ăn vải chín tươi hoặc chế biến thành nhiều món ngon như: chè, trà, nước ép, sinh tố… Quả vải tốt nhưng cũng có độc tố, bạn chỉ nên ăn những quả đã chín mọng, còn nguyên vẹn. Rửa sạch vải trước khi ăn để tránh dính hóa chất hoặc nấm candida gây ngộ độc vải.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo