Hỏi đáp: Vi khuẩn HP có gây ung thư không?

Thống kê cho thấy, có tới 90% số ca viêm loét dạ dày, tá tràng là do vi khuẩn HP. Ngoài ra, vi khuẩn HP còn là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP có gây ung thư không? Và những phòng ngừa căn bệnh này như thế nào?

Tìm hiểu chi tiết về vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn tồn tại trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó là một trong những thủ phạm gây ra viêm dạ dày, tá tràng.

Hỏi đáp: Vi khuẩn HP có gây ung thư không? 1
Vi khuẩn HP sống trong dạ dày gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe

Trong điều kiện bình thường, vi khuẩn HP ở trạng thái ngủ không gây tác động nhiều đến cơ thể. Nhưng nếu cơ thể thường xuyên căng thẳng, stress, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống không phù hợp, vi khuẩn HP sẽ bắt đầu hoạt động mạnh. Lúc này nó không chỉ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn mà còn có khả năng tiết ra độc tố và men gây tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng.

Con đường lây truyền của vi khuẩn HP

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Tuy nhiên, hầu hết người bị nhiễm HP thường không có triệu chứng rõ rệt nên thường không được phát hiện sớm. Điều đáng nói, vi khuẩn HP lại rất dễ lây lan bởi nó còn tồn tại trong dịch tiết cơ thể như nước bọt và trong khoang miệng của chúng ta. Do đó, nhiều người bị lây nhau mà không hề biết.

Để trả lời được câu hỏi vi khuẩn HP có gây ung thư không, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về 3 con đường chính lây nhiễm virus HP giữa người với người dưới đây.

Vi khuẩn HP lây qua đường miệng - miệng

Đây là con đường lây HP phổ biến nhất. Vi khuẩn HP có thể lây lan nhanh chóng nếu bạn tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết tiêu hóa của người nhiễm bệnh. Vì thế, việc ăn chung, uống chung, dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân,… trở thành nguồn lây chính cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt nhiều ông bà, cha mẹ vẫn có thói quen nhai cơm, mớm thức ăn, đây là con đường dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ.

Vi khuẩn HP lây qua đường phân - miệng

Vi khuẩn HP sẽ bị đào thải ra ngoài cùng phân, nếu vệ sinh không sạch sẽ chúng ta có thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây lan thông qua việc các loại côn trùng trung gian như muỗi, ruồi,... đậu vào nơi nhiễm vi khuẩn rồi đậu vào thức ăn của con người.

Lây qua dụng cụ y tế

Ngoài 2 con đường lây nhiễm chính kể trên, vi khuẩn HP còn có thể lây từ người bệnh sang người lành nếu dùng chung các dụng cụ y tế không được vệ sinh sạch sẽ trong quá trình khám nha khoa, nội soi dạ dày, nội soi họng.

Hỏi đáp: Vi khuẩn HP có gây ung thư không? 3
Vi khuẩn HP có thể lây qua các dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng

Vi khuẩn HP có gây ung thư không?

Trên thực tế, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư. Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HP thì sẽ bị ung thư dạ dày. Bởi HP có rất nhiều chủng và chỉ có một số chủng trong số đó có độc tính cao mới làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, việc vi khuẩn HP có gây ung thư không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thể trạng, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống…

Vì vậy, những người được chẩn đoán nhiễm HP cũng không cần quá lo lắng về khả năng ung thư dạ dày. Tuy nhiên không vì thế mà lơ là, chủ quan không thăm khám và điều trị

Cách phòng ngừa ung thư dạ dày do vi khuẩn HP

Theo nghiên cứu của Bệnh viện K, có tới 200 loại vi khuẩn HP khác nhau. Trong đó chỉ một số loại mang gen CagA độc lực cao mới có khả năng gây ra ung thư. Vì thế, khi nghi ngờ bản thân nhiễm HP, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm xác định có thuộc nhóm có độc lực hay không.

Để phòng ngừa ung thư dạ dày do HP, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tuân thủ những điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng và đúng giờ.
  • Tránh xa đồ uống có cồn như rượu bia.
  • Hạn chế đồ ăn quá chua và các gia vị cay, nóng như chanh, ớt, tiêu,…
  • Không nên ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ.
  • Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không nên thức khuya, căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Khi được chẩn đoán nhiễm HP cần nghe theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng kháng sinh.
  • Thực hiện uống đúng thuốc, đủ liều và đúng phác đồ.
  • Khám sức khỏe định kỳ hoặc gặp bác sĩ ngay khi có bất thường về sức khỏe.
  • Tầm soát ung thư dạ dày sớm nhất có thể, đặc biệt với người trên 40 tuổi.
Hỏi đáp: Vi khuẩn HP có gây ung thư không? 4
Thăm khám định kỳ để phòng ngừa nguy cơ ung thư

Với câu hỏi "Vi khuẩn HP có gây ung thư không?", câu trả lời là "Hoàn toàn có thể". Viêm loét dạ dày, tràng do vi khuẩn HP nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó, mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác với vi khuẩn HP, thực hiện lối sống khoa học để giảm nguy cơ tiến triển ung thư dạ dày.



Chat with Zalo