Thuốc Zengesic Stada điều trị viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp (10 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc giảm đau hạ sốt
Quy cách
Viên nén bao phim - Hộp 10 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Paracetamol, Diclofenac
Thương hiệu
Stada - STADA
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Không
Số đăng kí
VD-19193-13
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Zengesic do Công ty TNHH Liên doanh Stada Việt Nam sản xuất, có thành phần chính là Paracetamol 500 mg và Diclofenac 50 mg. Thuốc được chỉ định trong hạ sốt, giảm đau, kháng viêm…
Zengesic đóng gói trong hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 1 chai 100 viên nén bao phim.
Cách dùng
Dùng bằng đường uống, uống sau bữa ăn.
Liều dùng
Người lớn
Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Các lần uống cách nhau tối thiểu 4 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng
Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hoá. Hiếm gặp tiêu chảy, mất phương hướng, kích thích, hôn mê, ngủ lơ mơ, ù tai, ngất choáng và thỉnh thoảng co giật; suy thận cấp tính do nhiễm độc và tổn thương gan.
Xử trí
Điều trị triệu chứng. Trong vòng 1 giờ sau khi uống, có thể dùng than hoạt tính và rửa dạ dày ở người lớn. Các cơn co giật thường xuyên và kéo dài điều trị bằng diazepam tiêm tĩnh mạch.
Acetylcystein là chất giải độc trong điều trị ngộ độc paracetamol. Cũng có thể dùng liệu pháp chống nôn cho bệnh nhân nôn dai dẳng. Có thể dùng các biện pháp khác tùy tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Zengesic, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Paracetamol
Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, đôi khi nặng hơn, có thể có sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Da: Ban.
-
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn.
-
Máu: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
-
Thận: Bệnh thận, độc thận khi dùng dài ngày.
Hiếm gặp
- Phản ứng quá mẫn.
Diclofenac
Thường gặp, ADR > 1/100
-
Toàn thân: Nhức đầu, bồn chồn.
-
Tiêu hóa (5 – 15%): Đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu.
-
Gan: Tăng transaminase.
-
Tai: Ù tai.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
-
Toàn thân: Phù, dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh hen), choáng phản vệ kể cả tụt huyết áp, viêm mũi.
-
Tiêu hóa: Đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn máu, đi tiêu ra máu, tiêu chảy lẫn máu.
-
Thần kinh: Buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm, mất ngủ, lo âu, khó chịu, dễ bị kích thích.
-
Da: Mày đay.
-
Hô hấp: Co thắt phế quản
-
Mắt: Nhìn mờ, điểm tối thị giác, đau nhức mắt, nhìn đôi.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
-
Toàn thân: Phù, phát ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc.
-
Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn.
-
Máu: Giảm bạch cầu, tiểu cầu; giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.
-
Gan: Rối loạn co bóp túi mật, test chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan (vàng da, viêm gan).
-
Tiết niệu: Viêm bàng quang, tiểu ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.