Thuốc Tux-asol 60mg Medisun điều trị các bệnh phế quản và phổi có kèm ho khan (3 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc tai mũi họng
Quy cách
Viên nén - Hộp 3 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Levodropropizin
Thương hiệu
Medisun - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM ME DI SUN
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-32523-19
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Tux-Asol là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun, có chứa thành phần chính là Levodropropizine. Thuốc Tux-Asol được chỉ định để điều trị các bệnh phế quản và phổi có kèm ho khan trên đối tượng người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Cách dùng
Dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên (tương đương 60 mg levodropropizin)/lần, 1-3 lần/ngày cách nhau ít nhất 6 giờ.
Dùng thuốc đến khi hết triệu chứng ho, nhưng không quá 2 tuần. Nếu triệu chứng ho không hết sau khoảng thời gian này, bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc.
Làm gì khi dùng quá liều?
Không quan sát thấy tác dụng không mong muốn đáng kể sau khi dùng thuốc ở liều đơn lên đến 240 mg hoặc 120 mg (3 lần/ngày) trong 8 ngày.
Đã có 1 vài trường hợp quá liều ở trẻ em 2 - 4 tuổi. Những trường hợp này không để lại hậu quả nào.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có triệu chứng đau bụng và nôn. Đã có 1 trường hợp ngủ li bì và độ bão hòa oxy giảm sau khi dùng liều 600 mg. Trong trường hợp quá liều với các triệu chứng lâm sàng đã rõ ràng, cần bắt đầu điều trị triệu chứng ngay khi có thể và sử dụng các biện pháp điều trị thông thường thích hợp (như rửa dạ dày, sử dụng than hoạt, truyền dịch,...).
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu quên một liều thuốc, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.
Dựa trên ước tính về số lượng bệnh nhân phơi nhiễm với levodropropizin từ lượng thuốc bán ra và trên cơ sở các báo cáo tự phát, ít hơn 1 trong số 500.000 bệnh nhân bị tác dụng không mong muốn của thuốc.
Tác dụng không mong muốn trong bảng dưới đây được liệt kê theo phân loại hệ cơ quan của MedDRA với tần suất quy ước như sau: Rất thường gặp (>1/10), thường gặp (21/100 đến <1/10), ít gặp (1/1.000 đến <1/100), hiếm gặp 21/10.000 đến <1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), chưa biết (không thể ước tính từ dữ liệu sẵn có).
Phân loại hệ cơ quan | Tần suất | Tác dụng không mong muốn |
---|---|---|
Rối loạn hệ miễn dịch | Rất hiếm gặp | Phản ứng quá mẫn, phản ứng dạng phản vệ |
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng | Rất hiếm gặp | Hôn mê do hạ đường huyết (1 trường hợp đã được báo cáo ở bệnh nhân nữ cao tuổi đang dùng thuốc hạ đường huyết đường uống) |
Rối loạn tâm thần | Rất hiếm gặp | Dễ kích động, rối loạn nhân cách/nhận thức |
Rối loạn hệ thần kinh | Rất hiếm gặp | Đau đầu, run, dị cảm, buồn ngủ; ngất Co cứng-co giật (1 trường hợp đã được báo cáo) Động kinh cơn nhỏ (1 trường hợp đã được báo cáo) |
Rối loạn tai và mê đạo | Rất hiếm gặp | Chóng mặt |
Rối loạn tuần hoàn | Rất hiếm gặp | Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh Loạn nhịp tim (1 trường hợp đã được báo cáo) |
Rối loạn mạch | Rất hiếm gặp | Hạ huyết áp |
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất | Rất hiếm gặp | Khó thở, ho, phù đường hô hấp |
Rối loạn hệ tiêu hóa | Rất hiếm gặp | Đau bụng trên, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy Viêm lưỡi (1 trường hợp đã được báo cáo) Áp tơ (1 trường hợp đã được báo cáo) |
Rối loạn gan mật | Rất hiếm gặp | Viêm gan ứ mật (1 trường hợp đã được báo cáo ở bệnh nhân nữ cao tuổi đang dùng thuốc hạ đường huyết đường uống) |
Rối loạn da và mô dưới da | Rất hiếm gặp | Mày đay, ban đỏ, ngoại ban, phát ban, ngứa, phù mạch, phản ứng da. Bong biểu bì tại chỗ (đã có báo cáo 1 trường hợp tử vong) |
Rối loạn cơ xương và mô liên kết | Rất hiếm gặp | Yếu cơ |
Rối loạn toàn thân và tại vị trí dùng thuốc | Rất hiếm gặp | Mệt mỏi Phù toàn thân, suy nhược (hiếm có báo cáo) |
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.