Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi sau bữa ăn thì mẹ cần làm gì?

Vậy nguyên nhân gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi là gì? Các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hà An để có thể tìm hiểu được nguyên nhân cũng như cách khắc phục để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho các bé giảm thiểu tình trạng này nhé! 

Nguyên nhân làm trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi 

Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi, tuy nhiên ở bài viết này Nhà Thuốc Hà An sẽ chia sẻ một vài nguyên nhân chính về tình trạng này cho các mẹ chú ý kỹ.

Trẻ sơ sinh có cấu tạo hệ tiêu hóa đặc biệt 

Theo lẽ thông thường thì chúng ta có dạ dày nằm dọc theo chiều từ trên xuống dưới. Nhưng so với bình thường thì dạ dày ở trẻ em lại nằm theo chiều ngang và cao hơn. Và bên cạnh đó thì các lớp cơ của dạ dày vẫn chưa hoạt động ổn định và đang còn rất yếu. Kích thước dạ dày của các bé cũng còn rất nhỏ trong khoảng thời gian này cho nên không thể chứa được nhiều sữa. 

Đặc biệt, cơ chặt giữa dạ dày và thực quản của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện cho nên đã dẫn đến khả năng đóng mở chưa được ổn định và còn yếu, nó cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa thành dạng vòi khi được cho bú.

Ở đây mẹ phải tìm cách để có thể hạn chế được tình trạng bị ọc sữa ở trẻ đến khi nào mà dạ dày của bé quay trở lại vị trí nằm dọc. Và thông thường thì trong khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng tuổi thì dạ dày của bé sẽ trở lại nằm thẳng. 

Lượng sữa thu vào quá nhiều

Như ở nguyên nhân nói trên thì dạ dày của bé có kích thước rất nhỏ, mỗi lần bú cho dù được rất ít bé cũng đã thấy no. Nếu như các mẹ cảm thấy bé ăn rất ít và ép cho bé ăn nhiều hơn sẽ khiến cho dạ dày bị chèn ép và quá tải. 

Ngoài ra, lượng sữa quá nhiều trong dạ dày sẽ khiến cho vòng cơ thắt mở rộng ra làm cho sữa được uống vào trào ngược lại lên thực quản. Và hiện tượng này cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi.

Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi sau bữa ăn thì mẹ cần làm gì? 1Uống quá nhiều sữa một lúc sẽ làm trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi 

Đường hô hấp bị tổn thương

Thông thường, việc trẻ em mắc những bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ gây ra sự kích thích cho các cơ quan hô hấp và các khí quản nên dẫn đến triệu chứng ho. Ho có chức năng giúp đẩy những dịch tiết và phân tử lớn ra khỏi đường hô hấp. Nếu tình trạng ho của bé kéo dài sẽ tạo ra nhiều áp lực trong vùng bụng và dạ dày, gây ra sự giãn nở của các cơ quan này.

Vì vậy nếu trẻ em bị viêm đường hô hấp thì việc giữ cho trẻ ho ít, đồng thời hạn chế tạo áp lực lên vùng bụng và dạ dày có thể giúp bé giảm được triệu chứng ọc sữa thành vòi. 

Mắc những bệnh về não

Theo tìm hiểu thì các bệnh khác như tổn thương đầu, thiếu máu não và bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. 

Việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời các bệnh này là điều rất quan trọng để có thể giảm thiểu nguy cơ ọc sữa thành vòi, đồng thời bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh. Nếu như cha mẹ phát hiện sớm con mình có triệu chứng này thì cách tốt nhất là nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có thể thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả. 

Mắc những bệnh về đường tiêu hóa 

Trẻ ọc sữa có thể do mắc phải một số bệnh về đường tiêu hóa. Một khi mẹ phát hiện bé bị ọc sữa thành vòi thì cũng cần chú ý đến một số các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa để đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa và được khám cũng như chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. 

Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi sau bữa ăn thì mẹ cần làm gì? 2Trẻ ọc sữa có thể do mắc bệnh đường tiêu hóa

Cách cấp cứu khẩn cấp nếu bé ọc sữa thành vòi nghiêm trọng 

Các mẹ cần phải sơ cứu ngay lập tức cho con em mình nếu như trường hợp bé bị ọc sữa và kèm theo tình trạng bị tím tái mặt mày. Hãy cùng theo dõi các bước sơ cứu dưới đây nhé! 

  • Bước 1: Mẹ cần gọi ngay xe cấp cứu. 
  • Bước 2: Lau sạch vùng mũi và miệng của bé bị dính sữa bằng gạc. 
  • Bước 3: Mẹ đặt bé nằm sấp với tư thế để phần đầu hạ thấp hơn so với phần thân. Sau đó mẹ hãy dùng ngón tay trỏ và ngón cái để đỡ vùng xương hàm cho bé.
  • Bước 4: Dùng tay còn lại vỗ nhẹ vào phần lưng của con ở giữa 2 xương bả vai.
  • Bước 5: Lật bé nằm ngửa lại và quan sát xem con có còn bị tím tái không. Nếu còn biểu hiện tím tái thì mẹ lại thực hiện động tác ấn ngực con.
  • Bước 6: Mẹ đặt bé nằm ngửa trên một bề mặt cứng, sau đó sử dụng một tay đỡ lấy phần đầu của bé sao cho cẳng tay của mẹ áp sát thân bé. Ngoài ra cần chú ý để phần đầu của bé thấp hơn phần thân cùng khoảng cách giữa miệng và mặt đất là khoảng 30 độ sao cho mặt của bé sẽ nghiêng sang một bên. Điều này giúp cho phần họng của bé nằm trên cao hơn, dễ dàng hơn để có thể đẩy sữa ra ngoài sau khi thực hiện động tác ấn ngực.
  • Bước 7: Ấn 5 cái vào vị trí ở bên dưới điểm cắt của đường nối giữa 2 núm vú và đường giữa bằng ngón tay giữa và trỏ.
  • Bước 8: Nếu vùng họng và mũi của bé có dính sữa thì lau sạch. Sau đó lại thực hiện ấn ngực và vỗ lưng cho đến khi thấy bé khóc to và có dấu hiệu hồng hào lại thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 

Biện pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi 

Có một vài điểm lưu ý cho các mẹ để có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa là: 

  • Tư thế đúng khi cho con bú: Các mẹ cần lựa chọn tư thế thoải mái nhất để cho bé bú và đặc biệt là khi bé bú lâu và thường xuyên. Tư thế ngồi thẳng và lưng tựa vào một cái gối hoặc tựa vào một vật khác sẽ giúp giảm áp lực lên lưng mẹ. Nếu trường hợp mẹ cho con bú nằm thì nên đặt đầu bé nằm lên cánh tay và đặt gối dưới cánh tay để giúp bé nằm đúng tư thế.
  • Thời gian cho bé bú: Thời gian để mẹ cho bé bú không nên quá ngắn hoặc quá dài. Thường thì bé chỉ cần bú khoảng 10 - 15 phút mỗi bên là đủ sữa và cảm thấy no. Tuy nhiên, mỗi bé lại có một nhu cầu bú khác nhau cho nên mẹ cần quan sát và cảm nhận lượng sữa bé uống đủ no là trong bao nhiêu phút.
  • Vệ sinh núm vú sau khi cho bé bú: Sau khi bé bú xong thì mẹ cần vệ sinh vú bằng nước sạch và khô ráo để có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn uống chế độ và dinh dưỡng: Mẹ cần ăn uống đầy đủ và tiếp thu những thực phẩm dinh dưỡng để có thể sản xuất đủ sữa cho bé bú. Ngoài ra cũng cần uống đủ nước để bé tránh bị khô miệng và đủ lượng sữa.
  • Cho bé sử dụng men vi sinh đa chủng: Nhiều bác sĩ đều có ý kiến đề xuất việc sử dụng men vi sinh đa chủng cho trẻ nhỏ như một phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng ọc sữa. Điều này chính là vì các chủng vi khuẩn có lợi trong men vi sinh có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và góp phần làm tăng cường hấp thu dinh dưỡng và giúp giảm tình trạng ọc sữa bằng cách giảm áp lực trên dạ dày.
Trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi sau bữa ăn thì mẹ cần làm gì? 3Các mẹ cần lựa chọn tư thế thoải mái nhất để cho bé bú

Toàn bộ thông tin trên là những nguyên nhân cũng như biện pháp để có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ọc sữa thành vòi. Nếu như các mẹ vẫn còn băn khoăn cũng như lo lắng vì chưa có phương pháp khắc phục thì hãy liên hệ với bác sĩ khoa nhi để được tư vấn cũng như hồi đáp các thắc mắc. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp



Chat with Zalo