Thuốc Masak 0,25mcg DaviPharm điều trị loãng xương sau mãn kinh, do thận (6 vỉ x 10 viên)
Danh mục
Thuốc xương khớp
Quy cách
Viên nang mềm - Hộp 6 Vỉ x 10 Viên
Thành phần
Calcitriol
Thương hiệu
Davipharm - DAVIPHARM
Xuất xứ
Việt Nam
Thuốc cần kê toa
Có
Số đăng kí
VD-30345-18
0 ₫/Hộp
(giá tham khảo)Thuốc Masak là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú có thành phần chính là Calcitriol dùng điều trị loãng xương sau mãn kinh, loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mãn, thiểu năng tuyến cận giáp nguyên phát, thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp giả, còi xương đáp ứng với vitamin D, còi xương kháng vitamin D, kèm theo giảm phosphat huyết.
Cách dùng
Thuốc Masak chỉ dùng đường uống.
Liều dùng của calcitriol nên được điều chỉnh một cách thận trọng cho từng bệnh nhân dựa trên đáp ứng sinh học để tránh tăng calci huyết.
Hiệu quả điều trị phụ thuộc một phần vào việc bổ sung calci hàng ngày đầy đủ, cần được tăng cường bằng cách thay đổi chế độ ăn hoặc dùng các chế phẩm bổ sung nếu cần thiết.
Uống nguyên viên thuốc với nước.
Liều dùng
Người lớn (18 – 65 tuổi):
Loạn dưỡng xương do thận
Liều khởi đầu hàng ngày là 0,25 mcg calcitriol. Ở bệnh nhân có nồng độ calci bình thường hoặc giảm nhẹ, dùng liều 0,25 mcg cách ngày là đủ. Nếu không đạt được đáp ứng mong muốn trên các chỉ số sinh hóa và biểu hiện lâm sàng của bệnh trong vòng 2 - 4 tuần, liều hàng ngày có thể tăng thêm 0,25 mcg sau các khoảng 2 - 4 tuần. Trong giai đoạn xác định liều cho bệnh nhân, nên tiến hành kiểm tra nồng độ calci huyết thanh ít nhất 2 lần/ tuần. Nếu calci huyết thanh tăng lên 1 mg/100 ml (250 mcmol/l) trên mức bình thường (9 - 11 mg/100 ml hoặc 2250 -2750 mcmol/ I), hoặc creatinin huyết thanh tăng lên > 120 mcmol/l, nên ngừng ngay điều trị với calcitriol cho đến khi calci huyết trở lại mức bình thường trước đó. Hầu hết bệnh nhân đáp ứng với liều từ 0,5 mcg đến 1 mcg/ngày.
Uống calcitriol liều cao ngắn ngày (pulse therapy) với liều khởi đầu 0,1 mcg/kg/tuần, chia 2 đến 3 liều bằng nhau, uống sau khi kết thúc thẩm tách cho thấy có hiệu quả ở bệnh nhân loạn dưỡng xương không đáp ứng với liệu pháp điều trị liên tục. Tổng liều tích lũy tối đa mỗi tuần không nên quá 12 mcg.
Loãng xương sau mãn kinh
Liều khuyến cáo 0,25 mcg x 2 lần/ngày.
Cần kiểm tra nồng độ calci và creatinin huyết thanh sau 1, 3 và 6 tháng và sau đó là định kỳ 6
tháng.
Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương kháng vitamin D
Liều khởi đầu khuyến cáo là 0,25 mcg/ngày. Nếu không thấy có đáp ứng mong muốn trên các
chỉ số sinh hóa và biểu hiện lâm sàng, có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/ngày sau các khoảng 2 - 4
tuần. Trong thời gian chỉnh liều, kiểm tra calci huyết thanh ít nhất 2 lần/tuần và nếu có tăng calci huyết xảy ra, nên ngưng thuốc ngay cho đến khi mức calci huyết trở lại mức bình thường.
Cũng nên cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân.
Chứng kém hấp thu đôi khi được ghi nhận ở bệnh nhân thiểu năng tuyến cận giáp, do đó, có thể cần dùng liều cao hơn ở những trường hợp này.
Người cao tuổi (> 65 tuổi):
Dữ liệu về việc dùng thuốc ở bệnh nhân trên 65 tuổi còn hạn chế. Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi. Không cần thiết phải chỉnh liều.
Trẻ em (< 18 tuổi):
An toàn và hiệu quả của viên nang calcitriol ở trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ để đưa ra liều khuyến cáo thích hợp. Thông tin về việc dùng thuốc ở trẻ em còn hạn chế. Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Điều trị tăng calci huyết có triệu chứng.
Do calcitriol là một dẫn xuất của vitamin D, các triệu chứng khi quá liều cũng tương tự như khi quá liều vitamin D. Dùng liều cao calci và phosphat đồng thời với calcitriol có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự. Chế phẩm Ca x P huyết thanh không nên vượt quá 70 mg2/dl2. Nồng độ calci cao khi thẩm tách có thể góp phần gây tăng calci huyết.
Các triệu chứng cấp của ngộ độc vitamin D: Loạn dưỡng (yếu sức, giảm cân), rối loạn cảm giác, có thể có sốt kèm khát, đa niệu, mất nước, hờ hững, chậm tăng trưởng và nhiễm trùng đường tiểu. Tăng calci huyết xảy ra sau đó, cùng với vôi hóa di căn ở vỏ thận, tim, phổi và tụy.
Các biện pháp sau đây cần được cân nhắc khi điều trị quá liều: Rửa dạ dày ngay lập tức hoặc gây nôn đề ngăn hấp thu thêm thuốc. Dùng parafin lỏng để thúc đẩy bài tiết qua phân. Nên kiểm tra lặp lại calci huyết thanh. Nếu calci huyết thanh tăng kéo dài, có thể cho bệnh nhân dùng phosphat và corticosteroid và các biện pháp gây lợi tiểu thích hợp.
Tăng calci huyết ở mức cao hơn (> 3,2 mmol/l) có thể gây suy thận, đặc biệt là khi nồng độ phosphat huyết bình thường hoặc tăng do suy giảm chức năng thận.
Nếu tăng calci huyết xảy ra sau khi điều trị kéo dài, nên ngưng điều trị với calcitriol cho đến khi nồng độ calci huyết tương trở lại bình thường. Một chế độ ăn giảm calci sẽ làm tăng tốc độ phục hồi này. Calcitriol sau đó có thể bắt đầu sử dụng lại với liều thấp hơn hoặc liều tương tự nhưng ít thường xuyên hơn trước đó.
Ở bệnh nhân được điều trị bằng thẩm tách máu liên tục, khi thẩm tách, calci nồng độ thấp có thể được sử dụng. Tuy nhiên, calci nồng độ cao có thể góp phần gây tăng calci huyết.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Làm gì khi quên 1 liều?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tăng calci huyết.
Rất thường gặp, ADR ≥1/10
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng calci huyết.
Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10
- Thần kinh: Nhức đầu.
- Tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn.
- Da và các mô dưới da: Phát ban.
- Thận - tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiểu.
Ít gặp, 1/1.000 ≤ ADR < 1/100
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn.
- Tiêu hóa: Nôn.
- Xét nghiệm: Tăng creatinin huyết.
Chưa rõ tần suất
- Miễn dịch: Quá mẫn, mày đay.
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Uống nhiều, mất nước, giảm cân.
- Tâm thần: Hờ hững, rối loạn tâm thần.
- Thần kinh: Yếu cơ, rối loạn cảm giác, buồn ngủ.
- Tim: Loạn nhịp tim.
- Tiêu hóa: Táo bón, đau vùng bụng trên, liệt ruột.
- Da và mô dưới da: Ban đỏ, ngứa.
- Cơ - xương và mô liên kết: Chậm phát triển.
- Thận - tiết niệu: Đa niệu, tiểu đêm.
- Toàn thân và nơi sử dụng: Nhiễm calci, sốt, khát.
Do calcitriol có hoạt tính vitamin D mạnh, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra tương tự như khi uống quá liều vitamin D, như hội chứng tăng calci huyết hoặc ngộ độc calci (phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng calci huyết). Các triệu chứng cấp đôi khi gặp phải bao gồm chán ăn, nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc đau vùng bụng trên và táo bón.
Do calcitriol có thời gian bán thải ngắn, các nghiên cứu dược động học cho thấy nồng độ calci huyết thanh cao sẽ trở lại bình thường sau một vài ngày ngưng điều trị, nhanh hơn nhiều so với điều trị bằng các chế phẩm vitamin D3.
Các tác dụng mạn tính có thể bao gồm yếu cơ, giảm cân, rối loạn cảm giác, sốt, khát, uống nhiều, đa niệu, mất nước, hờ hững, chậm phát triển và nhiễm trùng đường tiểu.
Tăng calci huyết đồng thời tăng phosphat huyết > 6 mg/100 ml hoặc > 1,9 mmol/l, nhiễm calci có thể xảy ra, có thể thấy khi chụp X quang.
Phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban, ban đỏ, ngứa và mày đay có thể xảy ra ở những người nhạy cảm.
Xét nghiệm bất thường
Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, tăng calci huyết mạn có thể liên quan tăng creatinin huyết.
Tác dụng không mong muốn sau khi đưa thuốc ra thị trường.
Số lượng các tác dụng không mong muốn được báo cáo từ lâm sàng là rất thấp với từng tác dụng, bao gồm tăng calci huyết, xảy ra với tỷ lệ 0,001% hoặc thấp hơn.
Hướng dẫn xử trí ADR:
Ngưng dùng thuốc nếu xảy ra phản ứng quá mẫn. Nếu xuất hiện tăng calci huyết, cần ngừng thuốc cho tới khi calci huyết trở về bình thường.
Thuốc có thể có những tác dụng không mong muốn khác, khuyên bệnh nhân thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.